Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cần quyết định hợp lý ở ngã rẽ sau THCS

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2019-2020, tng ch tiêu tuyn sinh vào lp 10 công lp ca TP.HCM là hơn 67.000 hc sinh, chiếm khong 64% trong tng s 105.000 hc sinh đang hc lp 9 trên đa bàn.

Hc sinh Trưng THCS Hoàng Văn Th (Q.10) đt câu hi trong chương trình “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP t chc. Ảnh: H.Thương

Như vậy, có khoảng 38.000 học sinh không vào học các trường công, nên cuộc chạy đua một suất vào lớp 10 công lập trở nên khá gay gắt. Trừ số học sinh ngay từ đầu đã xác định không vào lớp 10 trường công thì dù thế nào cũng sẽ có một số học sinh “bị trượt”, các em đó sẽ đi đâu, cũng là một vấn đề cần quan tâm. Điều đáng chú ý là trong vài năm gần đây, xu hướng học sinh không chọn lớp 10 công lập có vẻ tăng dần lên. Trong bối cảnh hiện nay, vào học lớp 10 trường công vẫn là xu hướng chủ yếu, bởi từ đây các em sẽ đi theo con đường chính quy: lấy bằng tốt nghiệp THPT, sau đó xét tuyển vào ĐH hoặc học nghề, hoặc du học nước ngoài, hoặc đi làm việc khác. Việc lấy bằng tốt nghiệp THPT chính quy là lựa chọn chủ yếu và mang tính truyền thống của học sinh lẫn phụ huynh. Dù chọn theo xu hướng nào thì với phần đông học sinh sau lớp 9 cũng là một ngã rẽ quan trọng, có tính quyết định đến cuộc đời và công việc của các em sau này. Để các em có thể chọn một ngã rẽ phù hợp, phụ huynh, nhà trường và xã hội cần giúp đỡ, tư vấn các em chọn một lối đi phù hợp với năng lực của các em và điều kiện thực tế của gia đình. Đó là:

Có th thy, trong nhiu trưng hp, ngã r sau THCS không ch là mt ngã r ca riêng hc sinh mà còn là ca ph huynh, nên cn đưc nghiên cu k và có mt quyết đnh nghiêm túc, không nên “chn đi” hoc theo phong trào.

Thứ nhất, với những em có sức học từ mức khá trở lên, có thể giúp các em chọn một trường THPT vừa sức để thi tuyển vào. Theo đó, vào trường THPT công lập có thể xem là lựa chọn ưu tiên, không chỉ đây là con đường chính quy theo quan niệm truyền thống mà còn là trường học ít tốn học phí, được đào tạo quy củ và bài bản, có tính thống nhất cao và cơ bản phù hợp với lứa tuổi. Ở tuổi này, một số học sinh chưa thực sự sẵn sàng vào trường nghề, nhất là với những em được gia đình bảo bọc quá kỹ làm cho ý thức tự lập, khả năng chủ động thấp… Nhưng chọn vào trường nào thì cần có sự lựa chọn kỹ, tùy thuộc vào năng lực thực tế, điều kiện đi lại, môi trường giáo dục và các yếu tố khác. Có gia đình hướng cho con vào học trường ở nhóm “đỉnh”, nên đầu tư việc ôn luyện kỹ, nhưng chưa hẳn là tốt cho các em, bởi khi vào học ở môi trường đó có thể khiến các em luôn bị áp lực, nếu không vượt qua được thì không chỉ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý mà còn tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp sau này.

Dĩ nhiên, ở trường THPT, nếu có thể thì nên chọn các chuyên ban vì ở đó, các em được định hướng nghề nghiệp tốt hơn và về cơ bản sẽ được học theo một chương trình phù hợp với năng lực, sở thích của mình, thay vì phải học nhiều những nội dung, kiến thức không cần thiết cho nghề nghiệp các em sau này hoặc các em không thích.

Thứ hai, với những em có sức học vừa phải có thể hướng các em vào trường nghề phù hợp với sức khỏe, sở thích. Hiện nay, các trường nghề đang được đổi mới nhiều mặt, cả về chính sách lẫn nội dung đào tạo, thực sự là một chọn lựa đáng quan tâm. Những học sinh chọn trường TC nghề sẽ được miễn học phí trong 2 năm học tập, sau đó các em có thể chọn học liên thông 2 năm nữa để lấy bằng CĐ và học tiếp 1,5-2 năm để lấy bằng ĐH, nhưng chỉ phải đóng học phí trong khoảng tối đa 4 năm. Như vậy, một thanh niên 21 tuổi có thể sẽ ra đời với tấm bằng ĐH và bằng nghề chuyên môn trong tay, sớm hơn học sinh theo con đường truyền thống 1 năm và thường có sự chững chạc về mặt nhận thức, về ứng xử và cơ bản vững vàng hơn về mặt tay nghề. Về mặt đào tạo, hiện nhiều trường nghề đào tạo 50% thời gian tại trường và 50% còn lại tại doanh nghiệp, nên chuyên môn vừa chắc vừa bám sát với đòi hỏi thực tế, giảm thời gian đào tạo lại sau khi được tuyển dụng. Bên cạnh đó, cách đào tạo này giúp cho người học dễ tìm được việc làm, vì không chỉ có chuyên môn tốt mà còn có sự tiếp cận sớm với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện thể chất… của bản thân. Thí dụ, có học sinh sức khỏe kém mà chọn học ngành nghề cơ khí, xây dựng… thì làm các em rất vất vả, có thể phải bỏ cuộc.

Thứ ba, các lựa chọn khác như du học, giáo dục thường xuyên, trường quốc tế, tư thục… phải được tính toán kỹ lưỡng. Mỗi một lựa chọn trong nhóm này có lợi thế riêng nhưng phải hết sức chú ý đến điều kiện riêng của học sinh, như năng lực, khả năng thích nghi, điều kiện tài chính của gia đình… Du học sẽ cho các em cơ hội giỏi ngoại ngữ và tiếp cận được những kiến thức tiên tiến, nhưng nếu các em không có năng khiếu về học ngoại ngữ hoặc khó sống một mình khi xa nhà thì có thể trở thành bi kịch. Học giáo dục thường xuyên thì ít môn, dễ theo đuổi nhưng chất lượng ở một số nơi có thể chưa tốt, môi trường học có thể không thuần nhất nên sự phát triển về nhiều mặt có khi bị ảnh hưởng. Học trường quốc tế hay trường tư thục thì cũng đòi hỏi năng lực nhất định, ý thức kỷ luật tốt và yêu cầu về tài chính khá cao, nên không phải trẻ nào cũng đáp ứng được.

Hãy trở thành “trạng nguyên” trong thời hội nhập

Tại chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” năm 2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP cùng nhiều đơn vị tổ chức ở Trường THCS Hậu Giang (Q.6), trả lời câu hỏi của em Trần Ngọc Minh Thư (lớp 9/6): “Học TC ra trường có cạnh tranh lại với sinh viên các trường ĐH?”, ThS. Nguyễn Quỳnh Lâm (Phó phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường TC Việt Giao) cho biết: Trong quá trình học, các em phải học hết mình, học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách vở để rèn luyện chuyên môn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ… Tuy nhiên, việc chăm chỉ học tập thôi vẫn chưa đủ, bên cạnh đó các em cần chú ý trau dồi kỹ năng mềm, vì đây là một trong những yếu tố quyết định cơ hội việc làm và lợi thế để cạnh tranh với sinh viên của những trường ĐH. ThS. Lâm thông tin thêm, ở Trường TC Việt Giao, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh được nộp hồ sơ nhập học. Tại đây, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng: truyền thông, nói chuyện trước đám đông, ca hát, giải quyết than phiền, phàn nàn, tạo mối quan hệ… “Trong quá trình học, các em cố gắng học tốt, có khả năng chuyên môn, kỹ năng mềm… thì việc tìm được việc làm tốt không hề khó. Hiện nay nhu cầu lao động ở trình độ ĐH rất ít, trong khi đó trình độ TC chiếm từ 35% đến 40%. Học trường nào không quan trọng, quan trọng là các em có tự làm cho mình trở thành “trạng nguyên” trong thời đại ngày nay hay không”. ThS. Lâm nói.

H Trinh

Hc sinh Trưng THCS Hu Giang đt câu hi ti chương trình

Các bậc cha mẹ hết sức chú ý tránh sự chủ quan, rằng “con mình sẽ theo được”, “sức con mình đáp ứng được”… nếu chưa hiểu rõ năng lực và tính cách của trẻ. Chọn phương án nào cũng cần xem xét đến tình huống cụ thể, nhất là các dự báo về khó khăn chứ không chỉ có thuận lợi.

Có thể thấy, trong nhiều trường hợp, ngã rẽ sau THCS không chỉ là một ngã rẽ của riêng học sinh mà còn là của phụ huynh, nên cần được nghiên cứu kỹ và có một quyết định nghiêm túc, không nên “chọn đại” hoặc theo phong trào. Phụ huynh cần có sự liên hệ tốt với nhà trường, với giáo viên và chủ động tìm hiểu để có thể giúp con có một quyết định hợp lý, đồng thời cũng tránh áp đặt chủ quan mà không phù hợp với năng lực và sở thích của trẻ.

Trúc Giang

Bình luận (0)