Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cần sự quan tâm, đồng cảm khi teen nổi loạn

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày qua, cng đng xã hi rt quan tâm đến nhng hành vi ni lon ca các em tui teen – khi các em có nhng biu hin chng đi, phn kháng ngay c vi thy, cô giáo ca mình. Đng sau đó là vì cái gì? Làm sao la tui đưc xem là “vô tư, trong sáng” li tr chng thành nhng đa tr vô l, khiếm khuyết v đo thy trò?


Ph huynh cn có s quan tâm, đng cm khi các con bưc vào tui teen và có du hiu ni lon. Ảnh: IT

Nguyên nhân sâu xa là do ở tuổi dậy thì có sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, quá nhiều năng lượng và cảm xúc mới trào dâng. Tuổi teen thường chưa có khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc luôn thay đổi, biến động nhanh theo sự tác động của ngoại cảnh – đấy là căn nguyên của những cơn bốc hỏa bất chợt. Cơn nóng giận, bốc hỏa của teen hầu hết thì có vẻ là vô hại và nhanh chóng qua đi, nhưng suy cho cùng sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều rắc rối, xung đột trong các mối quan hệ hiện tại và sau này.

Thu hiu, tôn trng khi teen có du hiu bc ha

Dưới góc độ tâm lý, không chỉ tuổi teen mới giận dỗi, bốc hỏa để giải tỏa những khó chịu, ức chế tích tụ trong lòng. Mà trải qua các lứa tuổi khác nhau, kể cả khi đã là người lớn cũng có nhiều trường hợp tỏ thái độ nóng nảy trước những điều không vừa ý mình. Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi có cách làm giảm nhiệt khác nhau. Ở lứa tuổi teen (từ 10-19 tuổi) mức độ bốc hỏa, nóng giận xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, với nhiều tình huống phức tạp hơn, vì kỹ năng quản lý cảm xúc, tính kiềm chế, tự chủ của các em còn yếu, dễ bị kích động.

Nhiều bậc thầy cô, phụ huynh cũng cần phải nhận thức rằng, một trong những nguyên nhân khiến trẻ bốc hỏa, chống đối là do sự ngăn cấm trực tiếp từ phía người lớn. Sự cấm đoán một cách máy móc và áp đặt của người lớn (theo cách nghĩ của trẻ) sẽ khiến chúng rất khó chịu, ức chế và sẵn sàng phản ứng thái quá cho bỏ tức. Người lớn khi gặp phải tình huống căng thẳng, thường có nhiều cách để quản lý hoặc kiềm chế được cảm xúc và hành vi của mình. Song, khả năng che đậy của teen lại không được như người lớn và chúng bộc lộ một cách mạnh mẽ ra ngoài bằng rất nhiều dạng với những cung bậc khác nhau: bỏ bữa ăn, ngồi lỳ trong phòng, trừng mắt, la hét, tự gây tổn thương, gây bạo lực học đường… Có một điều rất thú vị là, sau những cơn bốc hỏa, nổi đóa đó, nếu mà trẻ tìm được điểm tựa tinh thần đáng tin cậy, chúng lại nhanh chóng hạ hỏa như chưa từng có chuyện gì xảy ra với mình. Thậm chí có trẻ sau khi hùng hổ nổi khùng với bạn bè, thầy cô… – khi bình tĩnh trở lại đã tâm sự em không hiểu vì sao mình lại phản ứng như thế – may nhờ có người can ngăn giúp chứ em chưa hình dung được hậu quả sẽ thế nào?

Ở lứa tuổi teen, trẻ không còn muốn mình là trẻ con nữa nhưng chưa phải là người lớn, các em vẫn còn lóng ngóng, vụng về. Trong cách cư xử, các em luôn muốn được mọi người tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu. Nhất là nhu cầu muốn được đối xử công bằng như người lớn, được làm những việc theo mong muốn và khả năng của mình. Không thể đòi hỏi một đứa trẻ mới lớn một sự chín chắn, căn cơ, nhưng nếu cha mẹ, thầy cô kiên nhẫn cùng trẻ luyện tập thì trẻ sẽ bớt nóng nảy, bốc đồng dần biết kiềm chế bản thân hơn.

Tr luôn cn s đng cm và đng hành

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, làm bạn với trẻ để hạ dần cơn nóng giận khi chúng gặp phải tình huống không như mình mong muốn. Con sẽ rất tin tưởng, khi bạn tâm sự rằng “Nếu là con, mẹ/cha/cô/thầy cũng từng phản ứng như thế, thậm chí còn tệ hại hơn…”. Đừng đẩy trẻ ra xa khi chúng liên tục có những phản ứng khó chịu, ẩn ức trong đó là những vướng mắc và bế tắc chưa tháo gỡ được.

Sự gần gũi, chân thành trong quan hệ tạo nên sự dễ chịu trong thái độ và hành vi ứng xử. Khi trẻ chia sẻ những dự định của mình, người lớn không nên vội vàng phủ nhận hay phản bác ngay. Hãy tế nhị đón nhận những thông tin với thái độ thực sự quan tâm và lắng nghe một cách thẳng thắn. Trẻ bốc hỏa cũng có thể là do chúng tự ti về bản thân, không biết cách giải quyết vấn đề như thế nào nên đã “tung hê” để gây sự chú ý, quan tâm của người khác. Do đó, người lớn hãy cùng trẻ phân tích những khó khăn và thuận lợi mà trẻ đang đối mặt, chia sẻ với trẻ những băn khoăn, trở ngại cần vượt qua nhằm khuyến khích trẻ bộc lộ những lo lắng của mình. Sẵn sàng góp ý và giúp trẻ thực hiện để chúng tự tin hơn với quyết định của mình.

Rèn cho tr k năng qun lý và kim soát cm xúc tiêu cc

Trẻ hay bốc hỏa, giận dữ trước các tình huống thường thuộc kiểu khí chất nóng, gắn liền với kiểu hoạt động của hệ thần kinh từng người. Vì thế, chúng ta không thể chuyển hóa một đứa trẻ thuộc kiểu khí chất này sang kiểu khí chất khác. Nhưng quá trình giáo dục trẻ có thể giúp chúng biết kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình với điều kiện là nắm chắc những biểu hiện của chúng. Một số đặc điểm vốn có của khí chất này là dễ bị kích động, phản ứng hấp tấp, vội vàng, khó tự kiềm chế, khó thích nghi với tình hình thay đổi, hay bảo thủ. Trong giao tiếp với người khác, thường thể hiện tính gay gắt, hay nổi nóng, dễ bị kích động dẫn tới có thể vấp váp trong quan hệ. Kiểm soát được cơn giận luôn là một việc làm khó, nhất là đối với trẻ, nhưng chúng phải được học và rèn cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình. Trẻ cũng cần biết hối hận về những hành động nông nổi và bốc đồng do giận dữ gây ra. Vì thế, người lớn nên khéo léo không nhắc lui nhắc tới những chuyện đã qua. Giúp trẻ vượt qua cơn giận, biết kiềm chế được những hành vi bột phát, từ đó hình thành cho trẻ một đức tính biết kiềm chế, biết kiên nhẫn vượt qua những khó khăn là nền tảng thành công trên đường đời của chúng.

Biết kiềm chế, tự chủ khi gặp chuyện không vừa ý  hoặc không có lợi cho bản thân ở trường học, gia đình hay ngoài xã hội giúp trẻ vận hành tốt các mối quan hệ xã hội và không bị tổn hại đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Tuy nhiên, tính bốc hỏa không tự mất đi mà đòi hỏi phải có sự luyện tập và trải nghiệm lâu dài để giảm dần. Dạy trẻ những cách thức thư giãn để vượt qua cơn giận dữ, bực bội như nghe nhạc, xem phim hài hước, chơi các môn thể thao phù hợp… Nhưng các bậc cha mẹ, thầy cô cũng cần lưu ý rằng, không được áp đặt hay ép buộc trẻ phải biết kiềm chế. Trẻ thuộc kiểu khí chất nóng không chịu được sự phê bình, giáo huấn nơi đông người. Khi có một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ, người lớn nên công khai trao đổi và dành cho trẻ được đề xuất ý kiến. Tất cả phải suy xét kỹ càng, cẩn thận rồi mới đi đến quyết định cuối cùng. Việc làm này sẽ dần dần hình thành cho trẻ tính kiên trì, biết chờ đợi.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

Bình luận (0)