Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cận tết, các hãng bay lại ca điệp khúc hoãn, hủy chuyến

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiều hành khách mua vé máy bay dịp tết Nguyên đán hiện đã nhận được thông báo hoãn chuyến, dù còn trên dưới một tháng nữa mới đến giờ bay.

Kế hoạch đảo lộn 

Anh Thiện – quê ở tỉnh Nghệ An, đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM – kể, dịp tết năm ngoái, anh đặt vé của Vietjet Air (VJA) bay từ TP.HCM ra TP.Vinh ngày 25 tháng Chạp lúc 15g, nhưng khi đến sân bay, anh nhận được thông báo chuyến bay bị hoãn (delay) 2 giờ. Chưa hết, 2 giờ sau, anh tiếp tục nhận được thông báo hoãn thêm 2 giờ nữa.

Can tet, cac hang bay lai ca diep khuc hoan, huy chuyen

Ngày hôm đó, anh Thiện và rất nhiều hành khách khác bị delay đến lần thứ ba mới bay và máy bay đáp xuống TP.Vinh lúc gần nửa đêm. Hãng hàng không chỉ phát loa xin lỗi hành khách vì những lý do ngoài ý muốn. 

Rút kinh nghiệm, từ cách đây hơn một tháng, anh Thiện không lựa chọn các hãng hàng không giá rẻ mà đặt vé của Vietnam Airlines (VNA) bay lúc 7g ngày 25 tháng Chạp. Anh dự định làm việc với khách hàng lúc 10g30 tại TP.Hà Nội rồi sẽ về TP.Vinh bằng ô tô. Tuy nhiên, ít ngày trước, anh nhận được tin nhắn, thông báo chuyến bay sẽ khởi hành chậm hơn 3 giờ so với giờ bay đã đặt. Không khỏi ngao ngán, nhưng anh chẳng biết làm sao.

Anh Thiện cho biết, khác biệt giữa vé của VNA với các hãng giá rẻ là, anh nhận được thông báo hoãn giờ bay từ cách đó một tháng chứ không phải ra đến sân bay mới nghe thông báo hoãn rồi bỏ mặc hành khách. Ngoài ra, VNA còn cho phép anh hoàn vé miễn phí hoặc đổi sang giờ bay khác. 

Theo chủ một đại lý bán vé máy bay tại Q.6, TP.HCM, hiện đã có khá nhiều chuyến bay trong các ngày từ 26-28 tháng Chạp nhắn tin thông báo điều chỉnh giờ bay. Các chuyến bay thường trễ hơn 2-3 giờ so với giờ bay mà khách đã đặt. VJA là hãng có số chuyến bị thay đổi giờ bay nhiều nhất.

Chủ đại lý này cho biết, không chỉ các hãng giá rẻ mà ngay cả VNA cũng điều chỉnh giờ bay khá nhiều chuyến, có chuyến bay sớm hơn, có chuyến bay trễ hơn giờ mà khách chọn. “Bây giờ, thông báo thay đổi giờ bay còn ít. Mấy ngày cận tết, thông báo delay “nổ” như pháo hoa” – chủ đại lý này cho hay.

Hành khách chỉ biết “chịu trận”

Rất nhiều chủ đại lý vé máy bay chia sẻ, họ thường xuyên phải nghe hành khách chửi thề sau mỗi thông báo đổi giờ bay, vì hầu hết hành khách di chuyển dịp tết cùng gia đình, phải sắp xếp công việc từ trước mới quyết định lựa chọn ngày, giờ bay.

Can tet, cac hang bay lai ca diep khuc hoan, huy chuyen

Có người cao tuổi đang ở TP.HCM nóng, muốn bay ra miền Bắc vào buổi trưa, lúc có nhiệt độ cao nhất trong ngày để đảm bảo sức khỏe, nhưng sau nhiều lần bị hoãn chuyến, lại bay ra Hà Nội đúng nửa đêm, lúc lạnh nhất. Không ít hành khách tránh các hãng giá rẻ, mua vé của VNA, nhưng hãng này cũng điều chỉnh giờ bay rất nhiều chuyến.

Ông Yang Seong Jin – Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của hãng Jeju Air (Hàn Quốc) – chia sẻ, việc hoãn, hủy chuyến đối với các hãng bay là khó tránh khỏi, nhưng các hãng luôn phải hạn chế đến mức thấp nhất. Cơ quan chức năng, người tiêu dùng, các sân bay… là những bên tạo áp lực để các hãng bay phải bay đúng giờ. Tại Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc có những quy định nghiêm ngặt, yêu cầu hạn chế tối đa việc hoãn, hủy chuyến bay.

Mỗi quý, họ sẽ có một bản công bố số lượng chuyến bay bị delay của các hãng hàng không. Các sân bay cũng công bố các hãng có tỷ lệ delay cao nhất trong quý, sân bay Incheon còn xếp hạng các hãng. Việc công bố các báo cáo này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các hãng hàng không.

Hãng nào muốn mở các đường bay mới, một trong những điều kiện để được xem xét, cấp phép là căn cứ vào tỷ lệ hoãn, hủy chuyến trong quá trình hoạt động. Do vậy, các hãng phải cố gắng để không bị xếp vào nhóm “cầm đèn đỏ”.

Hành khách cũng rất nhạy cảm với việc này. Nếu các hãng hàng không thường xuyên hoãn, hủy chuyến, sẽ có những bài viết trên các kênh truyền thông hoặc mạng xã hội. Chính vì vậy, bay đúng giờ là một trong những tiêu chí cạnh tranh hàng đầu giữa các hãng hàng không Hàn Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Yang Seong Jin, tại Hàn Quốc, có hàng chục hãng bay khác nhau, nên mới tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền lợi người tiêu dùng được tôn trọng. Còn tại Việt Nam, hiện các chặng bay nội địa vẫn chủ yếu có ba hãng khai thác, gồm VNA, VJA và Jetstar Pacific, nên khách hàng ít có sự lựa chọn hơn. 

Thư Hùng/Phunuonline

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)