Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cận Tết, pháo lậu hoành hành: Đón Tết trong bệnh viện vì… pháo

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Ch th s 406/CT-TTg ngày 8-8-1994 ca Thng Chính ph v vic cm sn xut, buôn lu và đt pháo n thì pháo n đã tr thành hàng cm tròn 30 năm. Tuy nhiên, nhiu năm tr li đây, tình trng buôn bán, sn xut và đt pháo có phn “nóng” lên. Điu đáng nói là, ngoài hàng ngàn đi tưng b bt, hu như năm nào cũng có vài chc trưng hp tr em nhp vin do liên quan ti pháo n, nht là hc sinh t làm pháo n ti nhà…


Mt hc sinh b tai nn do t chế to pháo n đưc điu tr tích cc ti Bnh vin Nhi đng 2

Nhiu hc sinh nhp vin do t chế to pháo

Từ đầu tháng 12-2023 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM liên tục tiếp nhận các bệnh nhi bị tai nạn nghiêm trọng do pháo nổ.

Một trong số đó là C.A.P. (14 tuổi, tỉnh Bình Dương) bị dập nát bàn tay phải, phỏng tay chân, mặt, đùi, vùng sinh dục mức độ 2-3 do tự chế pháo. Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận P. ngày 31-12-2023. Tại bệnh viện, P. được điều trị tháo khớp, xử trí mỏm cụt ngón tay số 4, 5.

Ngày 9-1, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận P.G.B. và Đ.N.H. (đang là học sinh lớp 9 tại một trường THCS ở huyện Di Linh) bị tai nạn khi đang tự chế tạo pháo từ Bệnh viện Đa khoa 2 Lâm Đồng chuyển tới. Trước đó, tối 8-1, B. và H. nhập viện trong tình trạng hôn mê. Các nạn nhân bị vỡ gan, thủng ruột, thủng khí quản, thủng phổi và tràn máu màng phổi do hậu quả của các vết thương xuyên bụng. Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa 2 Lâm Đồng đã phẫu thuật đặt nội khí quản cấp cứu giúp 2 em qua cơn nguy kịch, rồi nhanh chóng chuyển viện để tiếp tục điều trị.

Cũng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ngày 2-1, các bác sĩ Khoa Bỏng – Chỉnh trực tiếp nhận một nạn nhân nam (13 tuổi, tỉnh Bình Phước) bị tai nạn liên quan tới việc tự chế pháo. Bệnh nhi bị phỏng 25% diện tích ở mặt mức độ 2-3. Ngoài ra, còn phỏng ở cổ, tứ chi.

Bệnh nhân bị nặng nhất là T.T.T. (14 tuổi, quê tỉnh Gia Lai). Theo đó, tối 20-12-2023, sau khi xem hướng dẫn cách làm pháo trên mạng, T. cho bột làm pháo vào máy sinh tố xay. Bất ngờ bột phát nổ, T. bị thương rất nặng. Nghe tiếng nổ, người nhà chạy vào và đưa T. đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Do tổn thương phức tạp trên diện rộng nên T. đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 ngay trong đêm.

Các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi bị vỡ nhãn cầu trái, dập nát bàn tay phải, có nhiều vết phỏng độ 2-3 tại ngực, cổ, chân. T. đã được phẫu thuật lấy dị vật ở nhãn cầu, cắt lọc vết thương bị dập nát; tháo khớp, cắt mỏm cụt ngón tay 1, 2, 3 của bàn tay phải.

Mẹ của T. cho biết, con tự lên mạng mày mò rồi chế pháo một mình. Tới lúc tai nạn xảy ra thì gia đình mới biết chuyện.

Ngày 25-12-2023, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tiếp nhận N.Q.H. (nam, 12 tuổi, học sinh lớp 6 của một trường THCS tại huyện Đất Đỏ) trong tình trạng đa vết thương và bỏng vùng cổ, ngực, tay, chân do pháo nổ tự chế gây ra.

Do các dị vật ở nhiều vị trí khác nhau, bệnh viện đã phối hợp các chuyên khoa Ngoại Tổng quát, Chấn thương chỉnh hình, Tai mũi họng để điều trị. Sau 4 giờ phẫu thuật, toàn bộ 22 mảnh vỡ bao gồm: 1 mảnh lớn ở vùng cổ, 2 mảnh ở vùng ngực, 15 mảnh ở 2 tay và 2 chân đã được loại bỏ khỏi cơ thể.

Tại khu vực phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhi nam (12 tuổi, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế.

Theo người nhà, buổi tối, trong lúc tự chế pháo, vật liệu bất ngờ phát nổ khiến nạn nhân bị thương, chảy nhiều máu. Sau khi cấp cứu ở tuyến trước, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để phẫu thuật, xử trí.

Trước đó, ngày 3-12-2023, tại xã Đồng Cốc (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã xảy ra một vụ nổ nghiêm trọng liên quan đến việc chế tạo pháo tại nhà. Theo đó căn bếp của một gia đình bị nổ tan hoang, đồ đạc đổ vỡ, phần mái bị  sụp xuống, thủng lỗ chỗ. Tại hiện trường vụ nổ còn có H.L.V. (SN 2007, là học sinh lớp 11 tại một trường THPT trên địa bàn huyện Lục Ngạn) nằm bất động và chảy nhiều máu.

Được biết, V. tự học chế pháo trên mạng rồi mua nguyên liệu về thực hiện. Khi V. đang nhồi thuốc pháo thì xảy ra vụ nổ khiến hai bàn tay nạn nhân dập nát, khuôn mặt biến dạng. V. nhập viện trong tình trạng bị đa chấn thương.

Hu qu đ li nng n

Trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật cho nạn nhân, TS.BS Nguyễn Viết Ngọc – Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – cho hay, bàn tay phải bệnh nhân dập nát, ngón cái đứt rời, ngón 3 đứt rời đốt 2-3, các ngón 2, 4, 5 dập nát phần mềm và xương gãy phức tạp nhiều vị trí. Kíp phẫu thuật đã xử trí cắt lọc tổn thương, găm đinh cố định các ngón và để ngỏ tổn thương. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương, khâu vết thương và ghép da làm liền vết thương. Khi vết thương liền da ổn định sẽ được khám lại để thực hiện tiếp phẫu thuật chuyển ngón chân cái phục hồi ngón tay cái.

Đối với các nạn nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, BS.CKI Ngô Hồng Phúc – Phó Trưởng khoa Bỏng – Chỉnh trực của bệnh viện này – cho biết, vết thương do pháo nổ gây ra rất nghiêm trọng. Đây là tổn thương do nổ và nhiệt nên nguy cơ tàn phế rất cao. Phỏng do pháo nổ rất sâu, vết thương thường dập nát nên phải trải qua nhiều lần phẫu thuật cắt lọc để điều trị. Như trường hợp của em T. và P. đã bị tổn thương vĩnh viễn ở các ngón tay. Hiện nay, vết thương mỏm cụt của các em vẫn đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Vết thương mỏm cụt sẽ hình thành sẹo xấu gây co kéo, làm hạn chế khả năng vận động của bệnh nhi sau này.

Cũng theo BS Phúc, xử trí ban đầu đúng cách sau khi tai nạn do pháo nổ xảy ra cũng góp phần quan trọng cho việc cứu chữa trẻ. Sơ cứu vết thương phỏng pháo nổ tương tự các vết phỏng do nhiệt gây ra. Cần giúp nạn nhân rửa vết thương dưới vòi nước sạch, sau đó băng bó lại bằng gạc và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Từ thực tế các vụ tai nạn, BS Phúc cảnh báo, điều rất đáng lo là chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa cách chế pháo thì sẽ hiện ra hàng loạt video hướng dẫn. Các bé trai độ tuổi thanh thiếu niên thường có tâm lý tò mò, thích khám phá nên rất dễ bị dụ làm theo. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng khi trẻ bắt chước những hướng dẫn nguy hiểm, tiêu cực trên mạng. Do đó, các cơ quan chức năng cần kiểm soát hơn nữa các thông tin sai trái, gây ảnh hưởng xấu trên thế giới mạng. Đối với gia đình và nhà trường cần có biện pháp giáo dục, định hướng, hướng dẫn các em khi sử dụng internet. Các em cần biết chọn lọc thông tin trên mạng, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ làm những điều sai trái, gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà cả những người xung quanh.

Đc Vit

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)