Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cẩn thận với chất bảo quản trong sữa

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), sữa hộp tiệt trùng đã mở, để ngoài 2 – 3 ngày không hỏng thì có thể đó là những hộp sữa có khả năng chứa chất bảo quản vượt quá mức cho phép.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Chọn thực phẩm không chứa melamine cho trẻ

Sữa uống dở sau ba ngày vẫn không hỏng

Chị Nguyễn Thị Thu ở ngõ Tô Tiền, phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Chị mua sữa tiệt trùng hộp giấy của một hãng sữa về cho con uống. Con chị uống không hết nhưng do bận nên chị vẫn để sữa ở ngoài mà không bỏ vào tủ lạnh. Hai ngày sau, chị thử nếm thấy mùi sữa vẫn thơm ngon. Vì tiếc của nên chị uống hết hộp sữa dở đó.

Chị Thu tiếp tục mua sữa đó về thử lại lần nữa. Sau hai ngày cắm ống hút vào, sữa vẫn không vấn đề gì. Thấy bất bình thường nên chị chuyển sang một loại sữa khác nhưng cũng chỉ sau một ngày sữa mới bắt đầu có hiện tượng chua. Trong khi đó sữa tươi hoặc sữa thanh trùng chỉ cần để ra ngoài nửa ngày là bị biến mùi ngay.

Khác với chị Thu, một số phụ huynh cho biết, khi sử dụng sữa tiệt trùng, nếu con uống không hết họ sẽ uống thay, hoặc bỏ đi chứ không lưu lại như vậy. Vì thế, đa số phụ huynh không biết được sự bất bình thường ở dạng sữa tiệt trùng được bày bán hàng loạt, với bạt ngàn nhãn hiệu khác nhau.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), sữa tiệt trùng cho ra ngoài 2 đến 3 ngày sau vẫn không hỏng là sữa chứa nhiều chất bảo quản vượt mức cho phép.

TS Thịnh cho biết, sữa tiệt trùng là sữa tươi được các nhà sản xuất dùng công nghệ đun nấu để diệt hết các vi khuẩn có trong sữa, sau đó đổ vào hộp giấy có môi trường hoàn toàn sạch để vi khuẩn bên ngoài không lọt được vào rồi hàn kín lại. Do được đựng trong hộp kín, vi khuẩn bên ngoài không thể vào được nên sữa tiệt trùng sau khi sản xuất có niên hạn sử dụng trong khoảng 6 tháng – 1 năm.

Tuy nhiên, đó là hạn dùng với điều kiện sữa được giữ nguyên trong vỏ hộp. Còn khi đã mở, hoặc chọc ống hút để uống, nếu để qua ngày sữa sẽ bị hỏng do vi khuẩn ở môi trường bên ngoài lọt vào hộp sữa, bất kể đó là sữa tươi đã tiệt trùng hay sữa bột hoàn nguyên (sữa bột được pha loãng).

Cách nhận biết sữa tốt

Để nhận biết sữa tốt hay không, bạn hãy mở hộp, đổ sữa tiệt trùng ra bát, để ở ngoài. Sau nửa ngày đến một ngày sữa sẽ đặc lại và biến thành sữa chua.

Bởi sữa đã tiệt trùng thì tạp chất có trong sữa rất ít. Lúc mở ra thì vi khuẩn có rất nhiều trong không khí, trong môi trường sống sẽ rơi vào trong sữa. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, sữa có quá trình lên men lactic, làm đông tụ sữa lại, chuyển sang dạng sữa chua. Sữa đông tụ lại là biểu hiện của sữa tốt. Dạng sữa này ăn được, ăn ngon và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục để sữa trong môi trường đó thì chỉ sau 1 – 2 ngày, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng làm cho sữa bị hỏng.

Chất bảo quản vượt nồng độ cho phép

Trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng, nhà sản xuất được phép sử dụng một số chất bảo quản như Axit sorbic, Natri sorbat, Kali sorbat, Canxi sorbat… nhưng chỉ với mức độ cho phép, nếu vượt quá sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

TS Thịnh cho rằng, về nguyên tắc, nhà sản xuất chỉ được dùng công nghệ để tiệt trùng sữa chứ không được dùng chất bảo quản để tiệt trùng. Chất bảo quản được phép cho vào chỉ là biện pháp phòng ngừa khi sơ ý để lọt vi khuẩn trong quá trình đóng hộp. Lượng vi khuẩn do sơ ý lọt vào này thường rất ít, vì quá trình đóng hộp, dán kín được thực hiện trong môi trường hoàn toàn sạch.

Với nồng độ chất bảo quản rất nhỏ được phép cho vào sữa (tối đa là 1.000 mg/kg) chỉ có tác dụng ngăn chặn một số ít vi khuẩn. Do vậy, khi sữa tiệt trùng đã cho ra ngoài môi trường 2 – 3 ngày mà không hỏng là những hộp sữa chứa nhiều chất bảo quản. Với sữa tiệt trùng càng có nhiều chất bảo quản, khả năng làm chết vi khuẩn càng lớn.

Theo TS Thịnh, với nồng độ chất bảo quản cho  phép, khi uống vào sẽ được thải ra ngoài theo hệ bài tiết. Nhưng khi vượt quá nồng độ, “bể lọc” không lọc hết, chất này không được đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể.

Dạng nhiễm độc từ sữa có chứa chất bảo quản vượt quá quy định thường ít khi biểu hiện cấp tính. Thường là biểu hiện nhiễm độc trường diễn, dần dần tích tụ trong cơ thể và gây bệnh cho con người. Nếu nhiễm vào xương thì trẻ không lớn được, thậm chí sẽ gây ung thư xương về sau. Nếu nhiễm vào não thì không phát triển được trí tuệ, vào gan bị bệnh gan…

Theo Quỳnh Thy

Gia đình

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)