Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cẩn thận với đau mắt đỏ!

Tạp Chí Giáo Dục

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh lý rất hay thường gặp. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân có thể bị loét giác mạc, dẫn tới mù lòa.

Những loại viêm kết mạc cấp thường gặp

 Mắt bị viêm kết mạc

Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân thường có dấu hiệu chảy nước mắt, kích thích, rát bỏng trong mắt hay nhìn bị chói. Ngoài ra, tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, khoa Khám bệnh ngoại trú, có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc như virus, vi khuẩn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn có triệu chứng ban đầu thường thấy là cộm như có cát trong mắt, bỏng rát, khó mở mắt vào buổi sáng khi ngủ dậy, hai mi sưng, sau có mủ nhầy. Lúc đầu, người bệnh bị một mắt, sau lan sang mắt kia. Bệnh nhân bị viêm kết mạc do virus, cụ thể là andenovirus có 2 hình thái: hình thái kèm viêm đường hô hấp trên, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng, có thể nổi hạch trước tai, người mệt mỏi, mi sưng và cảm giác nặng mi, cảm giác cộm như có cát ở trong mắt, sau đó mắt sưng nề nhanh, hình thái viêm kết mạc giác mạc thành dịch thường không có biểu hiện toàn thân như hình thái trên nhưng lại ảnh hưởng đến thị lực. Nhiều bệnh nhân bị viêm kết mạc do andenovirus có thể bị lây trực tiếp hoặc gián tiếp ( tại trường học, bể bơi…).

Những điều cần lưu ý

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường xảy ra khi môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, nguồn nước bị nhiễm bẩn như trong các đợt mưa lũ. Chính vì vậy, để phòng ngừa, chúng ta nên vệ sinh môi trường sạch sẽ, không sử dụng nước bị ô nhiễm…

Bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, khoa Khám bệnh Ngoại trú, Bệnh viện Mắt trung ương cho biết: "Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ. Nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị đúng thuốc, tránh tình trạng bệnh kéo dài. Không nên tự ý sử dụng thuốc, vì có thể gây viêm loét giác mạc, dẫn đến mù lòa".

Bệnh đau mắt đỏ lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp do vậy người mắc bệnh tuyệt đối không được dùng chung khăn hoặc chậu rửa mặt với người không bị bệnh. Khi trong nhà có người đau mắt đỏ, cần chú ý giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, nên dùng riêng đồ vệ sinh cá nhân để tránh lây nhiễm.

Theo Minh Ngọc
Thanh Niên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)