Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cẩn thận với “hàng hiệu” giá bèo

Tạp Chí Giáo Dục

S hu hàng “xn” là nhu cu ca nhiu ngưi. Nm bt điu này, vô s hàng gi, hàng nhái (gi chung là hàng “fake”) đưc k gian rao bán tràn lan trên th trưng và trên “ch mng”.

Mt lô hàng mũ nón hàng hiu gi đưc phát hi Sài Gòn (nh tư liu)

Bát nháo

Chiều 19-3, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM tiến hành kiểm kê, đếm số lượng mũ giả thương hiệu của cơ sở Kiên Nga tại địa chỉ 1224 Nguyễn Văn Quá, P.Tân Thới Hiệp, Q.12. Qua kiểm tra, QLTT phát hiện có dấu hiệu cơ sở này làm nhái các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như: Nike, GAP, Tommy, Adidas, Puma, D&G, CK… Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục tiến hành kiểm đếm, niêm phong toàn bộ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định. Đây chỉ là một trong số nhiều vụ làm giả hàng hiệu bị phát hiện trong thời gian qua.

Chỉ tính riêng từ ngày 7 đến 14-3, Chi cục QLTT TP.HCM đã kiểm tra 354 vụ, xử phạt và tiêu hủy hàng hóa với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều mặt hàng nhập lậu và hàng giả. QLTT TP.HCM cũng đã tạm giữ 1.520 viên thực phẩm chức năng, 51.116 đơn vị sản phẩm quần áo, mỹ phẩm, giày dép, phụ liệu may mặc, thiết bị điện, phụ tùng xe máy, đồ chơi trẻ em, phụ kiện điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, dược liệu, 376 đơn vị sản phẩm quần áo, giày, đồng hồ đeo tay giả các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Gucci, Burberry, H&M, Michael Kors… Những con số này đã cho thấy hàng dỏm đang được “núp bóng” hàng hiệu để đến tay người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt của thương mại điện tử, mạng xã hội đang là kênh bán hàng được nhiều người khai thác nhất, bởi lượng người tham gia đông đảo, thuộc nhiều lứa tuổi nên rất tiềm năng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên Facebook, Zalo, Youtube… là người mua và người bán đã có thể kết nối với nhau dễ dàng. Chị P.N, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh đồng hồ ở Q.3 cho biết: “Hàng hiệu tại Việt Nam bán qua mạng giờ bát nháo lắm. Hàng hiệu thật và hàng fake loại 1 giống y như nhau, người mua rất khó phân biệt. Nhiều sản phẩm hàng hiệu được làm tinh vi, người sành đồ hiệu cũng phải để ý kỹ lắm mới có thể phát hiện ra”.

Cuc chiến vn còn dai dng

Được gắn nhãn mác của những tên tuổi nổi tiếng trên thế giới như LV, MK, Prada, Modova… nhưng giá bán lại chỉ vài trăm nghìn đồng/chiếc, vô số hàng giả, hàng nhái đang được bán tràn lan trên “chợ mạng”. Đó là câu chuyện thường ngày đang diễn ra trên thị trường hàng hiệu… giá bèo.

B lut Hình s 2015 có chế tài c pháp nhân vi mc pht tin lên đến 18 t đng, tưc giy phép kinh doanh, nhưng dưng như cũng không đ đ chn đưc hành vi sn xut hàng gi đi vi k làm ăn gian ln. Đã có mt s v b đưa ra ánh sáng nhưng ch mt thi gian sau đó thì… “đâu li vào đy”. Vi tình hình như hin nay, cuc chiến vi hàng gi, hàng nhái, hàng kém cht lưng chc hn vn s còn dai dng.

Có không ít người biết chắc mình đang mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận do giá cả phù hợp với túi tiền của họ. Chuộng hàng “fake” vì nhiều lý do, chị Trúc Ngân, nhân viên văn phòng ở Q.1 chia sẻ: “Cây son Christian Louboutin chính hãng giá khoảng hơn 2,5 triệu đồng. Thế nhưng, trên một trang bán hàng qua mạng chỉ rao bán có 200 nghìn đồng với lý do… giảm giá. Đó là lý do không ít người vì ham giá rẻ mà vẫn chọn hàng dỏm nhưng được gắn mác hàng hiệu”. Sự thật hàng hiệu được giảm giá “sốc” như vậy thì ai cũng hiểu, chỉ có người tiêu dùng là… cố tình không hiểu nên vẫn mua và chấp nhận xài vì sản phẩm đó được “gắn mác” hàng hiệu.

Hiện nay, có thể thấy, hàng giả, hàng nhái có ở các phiên chợ vùng sâu, vùng xa cho đến các chợ đô thị và len lỏi vào cả những siêu thị cao cấp. Hầu hết các nhãn hàng của các thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái.

Chính vì không bị kiểm duyệt gắt gao, dễ né tránh sự quản lý của cơ quan chức năng, mạng xã hội đang là “mảnh đất” màu mỡ cho người kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng nhái ăn nên làm ra. Một thực tế không thể phủ nhận là người tiêu dùng cũng chưa phát huy hết vai trò trong chống hàng giả. Có không ít người biết chắc mình đang mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận do giá cả phù hợp với túi tiền của họ. Mặt khác, nhiều người bị mua nhầm hàng giả thì ngại động chạm, ngại kiện cáo hoặc không có cơ sở để kiện tụng. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự 2015 có chế tài cả pháp nhân với mức phạt tiền lên đến 18 tỉ đồng, tước giấy phép kinh doanh, nhưng dường như cũng không đủ để chặn được hành vi sản xuất hàng giả đối với kẻ làm ăn gian lận. Đã có một số vụ bị đưa ra ánh sáng nhưng chỉ một thời gian sau đó thì… “đâu lại vào đấy”. Với tình hình như hiện nay, cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chắc hẳn vẫn sẽ còn dai dẳng.

Yên Hà

 

Bình luận (0)