Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần Thơ: Doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hài lòng với chính quyền

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

S hài lòng ca doanh nghip (DN) đi vi quy trình th tc hành chính (TTHC) ti b phn mt ca có xu hưng gim. Thi gian đăng ký DN (s ngày) tăng gp 2,5 ln so vi năm 2020, cao nht vùng ĐBSCL và cũng là cao nht nưc – 15 ngày. Thc trng này đã nh hưng không nh đến ch s năng lc cnh tranh cp tnh (PCI) ca Cn Thơ…

Cn gim thiu gánh nng thanh/kim tra

Thông tin kết quả điều tra PCI 2017 – 2021 về môi trường kinh doanh ở Cần Thơ, ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ – cho biết, cộng đồng DN đánh giá UBND TP.Cần Thơ năng động và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh; linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Thái độ của chính quyền TP đối với khu vực tư nhân là tích cực. Tỷ lệ DN tại TP chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh/kiểm tra giảm đáng kể. Niềm tin của DN về cơ chế pháp lý tại địa phương dần được củng cố.

“Tuy nhiên gánh nặng về chi phí thời gian khi thực hiện TTHC chưa được cải thiện trong năm 2021. Cần giảm thiểu gánh nặng thanh/kiểm tra (khắc phục tình trạng cán bộ thanh/ kiểm tra lợi dụng thực thi công vụ nhũng nhiễu DN; nội dung làm việc của các đoàn thanh/kiểm tra trùng lặp). Sự hài lòng của DN đối với quy trình TTHC tại bộ phận một cửa có xu hướng giảm. Thời gian đăng ký DN (số ngày) tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020, cao nhất vùng ĐBSCL và cũng là mức cao nhất của cả nước – lên tới 15 ngày. Về tính minh bạch, dù việc tiếp cận thông tin đã dễ dàng hơn nhưng mối quan hệ vẫn có vai trò quan trọng mới có thể tiếp cận thông tin…”, ông Lam tâm tư.

Theo đó, ông Lam kiến nghị: “TP cần nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử, bổ sung và cập nhật đầy đủ thông tin, biểu mẫu TTHC theo quy định và đáp ứng nhu cầu của DN. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, kiến nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch và nâng cao lòng tin của DN. Công khai, minh bạch thông tin trong đấu thầu, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công, chính sách ưu đãi đầu tư, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất của các địa phương để các DN thuận tiện khai thác, nghiên cứu. Do DN trên địa bàn TP chưa đánh giá cao việc chính quyền, cơ quan ban ngành tạo điều kiện để gia nhập thị trường nên TP cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, giải quyết công việc hiệu quả, nhiệt tình và thân thiện. Quy trình thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa cần được niêm yết công khai, có văn bản hướng dẫn rõ ràng, chi tiết để DN dễ dàng thực hiện. Tăng cường công khai, minh bạch quy trình thực hiện TTHC liên quan đến hoạt động đăng ký DN, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao tỷ lệ DN thực hiện đăng ký qua mạng”.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – thừa nhận, trong 5 năm qua, chỉ số PCI của Cần Thơ có cải thiện nhưng không đáng kể, trong khi đó các tỉnh, thành trong nước có sự cải thiện mạnh mẽ. Năm 2021, PCI Cần Thơ đạt 68,06 điểm (tăng 1,73 điểm), giữ nguyên hạng và xếp hạng 12/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, đứng thứ 2 trong vùng ÐBSCL (sau tỉnh Ðồng Tháp) và xếp trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành “tốt” của cả nước. Tuy nhiên, PCI đứng thứ 12 – thấp nhất trong nhóm tốt, chưa tương xứng với vị trí là địa phương trung tâm của vùng ÐBSCL về dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục…

“Việc đưa ra các giải pháp khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm cải thiện điểm số PCI trong năm 2022 và các năm tiếp theo là rất cần thiết, cấp bách. Ðặc biệt trong đó chú trọng giải pháp nhằm cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần có điểm giảm trong năm 2021 như gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động…”, ông Trường nhấn mạnh.

Lãnh đo thành ph s tăng cưng đi thoi vi doanh nghip

Trình bày dự thảo kế hoạch, giải pháp và mục tiêu phấn đấu cải thiện PCI của TP, ông Nguyễn Khánh Tùng – Chủ nhiệm Viện Kinh tế – xã hội Cần Thơ – nhấn mạnh, các sở, ban ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm cải thiện các chỉ số thành phần có trọng điểm số cao, ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số PCI như: dịch vụ hỗ trợ DN (20%), đào tạo lao động (20%), tính minh bạch (20%), chi phí không chính thức (10%)… Trong đó Sở Tài nguyên – Môi trường chủ động nắm bắt và tháo gỡ khó khăn vướng mắc của tổ chức, DN trong lĩnh vực đất đai; rà soát, thống kê và đề xuất thu hồi đất các dự án không triển khai theo đúng quy định của pháp luật. UBND các quận, huyện rà soát quỹ đất công do Nhà nước quản lý đang xây dựng chưa đúng mục đích hoặc không đạt hiệu quả cao; Xây dựng phương án thu hồi và tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư…

Ông Trương Hồng Dự – Phó Giám đốc Sở Nội vụ – kiến nghị: “TP quán triệt cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) về đạo đức công vụ, cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; Tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ DN. Công khai quy trình và CB-CC-VC có trách nhiệm xử lý hồ sơ. Tăng cường thanh tra công vụ, kiên quyết xử lý các CB-CC-VC vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho DN. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của CC-VC trong phạm vi quản lý. Rà soát lại đội ngũ CB-CC-VC, kịp thời phát hiện và thay thế những người kém phẩm chất, yếu năng lực, có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN…”.


Ông Nguyn Phương Lam – Giám đc VCCI Cn Thơ – thông tin kết qu điu tra và đ ngh các gii pháp ci thin PCI ca TP

Ông Phạm Văn Hiểu – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND TP – yêu cầu UBND TP, các sở, ngành, quận/huyện tập trung thực hiện nhóm giải pháp trước mắt gồm: Rà soát các chỉ số thành phần giảm điểm, thứ hạng thấp để có biện pháp cải thiện; Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, địa phương, nhất là cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các chỉ số thành phần, thứ hạng thấp hoặc giảm điểm… Về giải pháp căn cơ, hoàn thiện các chính sách trên từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền của TP, nhất là lĩnh vực liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ DN, xúc tiến đầu tư; cụ thể hóa và ban hành Bộ tiêu chí về chỉ số năng lực cạnh tranh cho TP, sở ngành, quận/huyện. Nâng cao vai trò trách nhiệm của CB-CC, người đứng đầu các cấp (kể cả cấp phòng). Người đứng đầu các cấp phải năng động, tiên phong trong thực hiện vai trò đồng hành cùng DN. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, cải cách TTHC. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch. Đổi mới và nâng cao chất lượng đối thoại giữa chính quyền và DN…

Ông Trường yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thành ủy về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI của Cần Thơ, đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao, gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương.

“Cần Thơ sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2022 và những năm tiếp theo, phấn đấu lọt Top 10 vào năm 2022 và được đánh giá là “Nhóm địa phương có chất lượng điều hành rất tốt”… TP tăng cường đối thoại với DN, các tổ chức hiệp hội DN định kỳ và đột xuất nhằm kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để xem xét xử lý. Hàng tháng UBND TP tổ chức họp liên ngành để rà soát và xử lý những khó khăn, vướng mắc của DN; đồng thời tiếp thu những ý kiến của DN góp ý về cơ chế, chính sách, pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành”, ông Trường cam kết.

Đan Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)