Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần Thơ: Giáo viên… long đong tìm việc

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Giáo viên giỏi của Trường Tiểu học số 2 phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn trong giờ dạy. Ảnh: T.HNhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp phải vất vả cầm đơn đi xin việc hết trường này đến trường khác. Có người phải chờ đợi năm này qua năm nọ mà vẫn chưa được phân công đi dạy. Nghịch lý thay, năm nào báo cáo của ngành giáo dục cũng cho thấy ngành đang thiếu vài trăm giáo viên. Cụ thể như m học 2008-2009, TP. Cần Thơ thiếu hơn 800 giáo viên. Vậy, thực tế như thế nào?

Khắc khoải chờ… đi dạy

Anh Nguyễn Văn T., nhà ở xã Trường Thành, huyện Cờ Đỏ, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm địa – giáo dục công dân năm 2006. Hai năm qua, anh T. đã mang hồ sơ tốt nghiệp của mình đi khắp các trường để tìm việc nhưng ở đâu anh cũng chỉ nhận được câu trả lời: Trường không thiếu giáo viên dạy địa- giáo dục công dân! Anh T. đành ở nhà phụ gia đình làm ruộng trong thời gian tiếp tục cuộc hành trình tìm cho mình một chỗ làm đúng với ngành nghề đã được đào tạo. Anh T. buồn bã: “Phân công tôi dạy ở trường nào, tôi cũng nhận chứ không nề hà xa xôi, cực khổ, vậy mà có được đâu! Học 12 năm phổ thông, thêm 3 năm cao đẳng, bây giờ về nhà làm ruộng, tôi không cam lòng. Đau hơn nữa là tôi trở thành “tấm gương: học cho lắm cũng về nhà làm ruộng” của nhiều gia đình trong xóm”.

Chị Nguyễn Ngọc Thư, nhà ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tốt nghiệp loại khá ngành sư phạm Anh văn, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2004. Cầm tấm bằng đại học trong tay, chị “gõ cửa” các trường THPT với hy vọng ước mơ trở thành cô giáo của mình sắp thành hiện thực. Thế nhưng, trường nào cũng lắc đầu, giải thích: Không thiếu giáo viên môn Anh văn! Thậm chí một số trường còn than dư giáo viên môn này. Nằm nhà chờ đợi hơn nửa năm trời mà vẫn chưa được phân công đi dạy, chị Thư quyết định đi tìm việc khác. Chị nói: “Gia đình đầu tư cho ăn học 4 năm đại học, tốn kém rất nhiều, chẳng lẽ học xong lại chịu cảnh sống nhờ để chờ việc. Thôi thì biết là công việc không đúng với chuyên ngành được đào tạo nhưng có còn hơn không”.  

May mắn hơn những người khác, chị Lê Thị Thùy D., nhà ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, được Trường THCS Thới An Đông nhận vào làm tổng phụ trách Đội. Dù từ nhà đến trường khá xa, chỉ làm công việc tổng phụ trách chứ không trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhưng chị D. vẫn nhận việc. Chị tâm sự: “Tôi tốt nghiệp năm 2005, đến tháng 1-2007, mới được nhận vào trường. Thời gian ở nhà chờ đợi là thời gian căng thẳng nhất, tôi cứ băn khoăn không biết nên kiên nhẫn chờ để được đi dạy hay tìm việc khác. Lớp tôi có trên 50 bạn, khi ra trường, hơn một nửa đã làm nghề khác vì không thể chờ đến lúc được một trường nào đó nhận vào. Một số bạn khác vẫn chờ đợi ngành giáo dục phân công dù biết rằng hy vọng rất mong manh”.

Mỗi năm, TP. Cần Thơ có hàng trăm sinh viên sư phạm ra trường trong khi chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên của các cơ sở giáo dục chỉ “nhỏ giọt”.

Thiếu mà vẫn thừa

Hiện nay, toàn ngành giáo dục còn thiếu khoảng 830 giáo viên. Phần lớn số lượng giáo viên còn thiếu thuộc các môn năng khiếu, như: nhạc, họa, thể dục… Đối với các môn văn hóa, nhất là các môn xã hội, hầu hết các trường đều đã đủ giáo viên, thậm chí có nơi còn thừa giáo viên. Chẳng hạn, ở quận Ô Môn, bước vào năm học 2008-2009, quận đang thiếu 54 giáo viên. Trong đó, ngành học mầm non, mẫu giáo thiếu 29 giáo viên; bậc tiểu học thiếu 7 giáo viên và bậc THCS thiếu 24 giáo viên. Ông Ngô Phú Lỳ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ô Môn cho biết: “Quận thiếu giáo viên các môn nhạc, họa, thể dục… nhưng thừa giáo viên dạy các môn văn hóa. Cụ thể, hiện nay Ô Môn đang thừa 16 giáo viên tiểu học và 51 giáo viên THCS. Đối với số giáo viên thừa, ngành chỉ đạo các trường sắp xếp công việc phù hợp vừa đảm bảo đời sống giáo viên vừa không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường”.

Đó cũng là tình trạng chung của một số quận, huyện khác trên địa bàn TP. Cần Thơ. Huyện Cờ Đỏ đang thừa giáo viên tiểu học; bậc THCS thì chỉ thiếu giáo viên ở một số môn năng khiếu. Phòng GD-ĐT quận Cái Răng từ chối không ít hồ sơ xin việc của giáo sinh. Ông Mai Viết Út, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cái Răng, cho biết: “Chúng tôi không nhận hồ sơ vì không có nhu cầu tuyển mới giáo viên. Nếu nhận bừa thì chỉ làm cho các em hy vọng, tốn kém vô ích”. Bởi mỗi hồ  làm cho các em hy vọng trong khi mình không có nhu cầu. Hơn nữa mỗi bộ hồ sơ làm cũng tốn kém cho các giáo sinh”. Mỗi đợt tuyển giáo viên ở các quận, huyện, số lượng hồ sơ dự tuyển nộp vào luôn cao gấp nhiều lần so với số lượng tuyển. Đáng chú ý là trong đó, có không ít những hồ sơ không đúng môn cần tuyển. Vì vậy, gần đây, khi tuyển giáo viên, các phòng giáo dục không nhận hồ sơ đại trà nữa mà chỉ nhận hồ sơ các môn đã thông báo.

Thiếu qui hoạch trong sử dụng, đào tạo đội ngũ giáo viên chính là nguyên nhân căn cơ dẫn đến thực trạng trên. Đến giờ TP. Cần Thơ vẫn chưa có qui hoạch cụ thể về nhu cầu giáo viên ở từng môn cho từng giai đoạn phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Không lo xa ắt sẽ buồn gần – bao giờ chuyện luẩn quẩn thiếu – thừa giáo viên mới được giải quyết một cách triệt để?!

Thái Hải

Hiện nay, dù Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ đã giảm chỉ tiêu đào tạo các ngành sư phạm nhưng lượng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm vẫn đang ứ đọng rất nhiều. Thử làm phép tính: mỗi sinh viên học 3 năm cao đẳng hoặc 4 năm đại học, gia đình phải đầu tư 30- 40 triệu đồng; thêm vào đó là chi phí đào tạo do Nhà nước đầu tư hàng chục triệu đồng. Như vậy, mỗi sinh viên sư phạm phải ngồi nhà chờ việc hoặc làm trái ngành nghề, phải đào tạo lại là hàng chục triệu đồng bị lãng phí. Đó là chưa kể những tác động về tâm lý xã hội.

 

 

Bình luận (0)