Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần Thơ: Nỗ lực không để F0 nặng tử vong

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày gn đây, s F0 ghi nhn trong ngày ti TP.Cn Thơ đang có du hiu đi xung. Nếu trưc đây là gn 1.000 ca/ngày thì nay ch còn hơn 700 ca/ngày. Không ch vy, s điu tr khi trong ngày cũng luôn cao hơn s nhim mi…


Nhân viên y tế phát thuc và tư vn cho F0 điu tr ti nhà

Theo lãnh đạo Sở Y tế Cần Thơ thì đây là tín hiệu tích cực của Cần Thơ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Hiện Cần Thơ có tỷ lệ bệnh nhân tử vong thấp nhất trong số các bệnh viện (BV) điều trị bệnh nhân Covid-19 tầng 3 (điều trị các ca bệnh nặng) trong cả nước.

Bác sĩ và điu dưng đu kit sc

Được chuyển đổi công năng trở thành BV điều trị bệnh nhân Covid-19, 100% bác sĩ, nhân viên y tế (950 người) của BV Đa khoa Cần Thơ đều tham gia công tác điều trị. Theo đó, các bác sĩ, điều dưỡng làm công tác chuyên môn, chăm sóc người bệnh; bộ phận hành chính thì lo việc hậu cần, nấu cơm cho các y bác sĩ và nấu cháo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Ban giám đốc BV tranh thủ các mối quan hệ và người quen để vận động thực phẩm, nhu yếu phẩm, kit test xét nghiệm, phương tiện và kinh phí để tẩm liệm, hỏa táng những bệnh nhân nghèo tử vong, hoặc do cả gia đình người chết là F0, F1 đang cách ly, không thể có mặt để lo chuyện hậu sự. BV cũng tăng cường vận động trang thiết bị để phục vụ bệnh nhân ở Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (ICU).

Cuối tháng 11, đầu tháng 12 là thời gian Cần Thơ phát hiện hơn 1.000 ca F0/ngày; các trạm y tế, đội cấp cứu lưu động và các BV điều trị bệnh nhân Covid-19 phải hoạt động hơn 100% công suất. BV Đa khoa Cần Thơ có 50 giường nhưng điều trị cho hơn 110 bệnh nhân, BV Lao và Bệnh phổi Cần Thơ có 150 giường nhưng phải tăng cường lên 170 giường…

BS Huỳnh Minh Phú – Phó Giám đốc BV Đa khoa Cần Thơ – chia sẻ: “Bệnh nhân tăng thì bố trí thêm giường, nhưng quan trọng là phải có nhân lực để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là phải có thiết bị. Mỗi giường bệnh ở ICU phải trang bị đồng bộ: Máy thở, máy bơm kim tiêm điện và monitor. Do vậy, lúc cao điểm, các phương tiện hỗ trợ cấp cứu và nhân lực rất thiếu, bác sĩ trực và điều dưỡng phải làm việc 24/24, mỗi người thay phiên nhau chợp mắt và chỉ được ngủ khoảng 3 giờ/ngày. Khi ra trực, từ bác sĩ đến điều dưỡng đều kiệt sức”…

Trước tình hình nguy cấp trên, Bộ Y tế, đặc biệt là các BV lớn tại TP.HCM đã tăng cường trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho các BV tại Cần Thơ. Ngoài ra Chủ tịch UBND Cần Thơ – Trần Việt Trường – cũng tích cực vận động các tổ chức để hỗ trợ trang thiết bị cho BV Đa khoa Cần Thơ, trong đó Hội “Những người yêu Sài Gòn” đã tặng BV Đa khoa Cần Thơ 1 máy XQ di động, 1 máy thở đa năng GE R860, 1 máy thở đa năng Bennett PB980, 4 máy oxy dòng cao HF2009, 3 máy điện tim, 2 monitor 5 thông số, 3 máy bơm tiêm điện, 1.400 máy SpO2, 20.000 khẩu trang N95 Anysafe, 50 thùng dung dịch sát khuẩn, và rất nhiều thực phẩm. Dự kiến, sắp tới hội sẽ tặng BV Đa khoa Cần Thơ máy siêu âm cao cấp nhằm giúp phát hiện sớm những nguyên nhân khiến bệnh nhân chuyển biến nặng để xử trí, cấp cứu kịp thời.

Bộ Quốc phòng cử 24 nhân viên y tế, trong đó có 8 BS đến hỗ trợ, góp phần giúp BV Đa khoa Cần Thơ vượt qua khó khăn. Hiện nay BV Đa khoa Cần Thơ đang kê thêm 30 giường bệnh tại khu Hồi sức cấp cứu để sẵn sàng đón bệnh nhân nặng từ các BV dã chiến chuyển đến.

Chỉ tính riêng tháng 11-2021, BV Đa khoa Cần Thơ thu dung 1.064 bệnh nhân. Số bệnh nhân điều trị khỏi và xuất viện: 599 người; Số bệnh nhân điều trị ổn và chuyển về các BV dã chiến điều trị tiếp: 100 người; có 14 bệnh nhân chuyển lên tuyến trên – BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tổng số bệnh nhân tử vong 55 người, trong số này, tuổi trung bình 63 tuổi, tuổi lớn nhất là 94 tuổi. Tất cả đều có bệnh nền.


Điu tr bnh nhân Covid-19 ti Khoa ICU, BV Đa khoa Cn Thơ

BS Phú cho biết thêm: “BV đã sử dụng tất cả các phương pháp tối ưu trong điều trị người bệnh như: lọc máu hấp phụ, lọc máu liên tục, thở HFNC, thở máy xâm nhập và không xâm nhập, triển khai kỹ thuật ECMO để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch. Đồng thời BV cũng tăng cường công tác hội chẩn từ xa cho bệnh nhân Covid-19 nặng giữa các cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nặng. Hiện BV đang cần 120 máy bơm tiêm điện và 30 monitor. BV đã báo cáo Sở Y tế để sớm được trang bị, phục vụ công tác điều trị”.

Tn tình vi F0 điu tr ti nhà

Hiện  Cần Thơ có gần 2.470 F0 đang điều trị tại cơ sở y tế và hơn 16.000 F0 đang cách ly điều trị tại nhà do y tế cơ sở phụ trách. Với nhân lực ít ỏi của các trạm y tế (từ 5 đến hơn 10 người/trạm y tế), BS và nhân viên y tế đều quá tải trầm trọng. Dù có sự hỗ trợ của 58 đội cấp cứu lưu động, trong đó nhân lực của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ kết hợp 5 tổ cấp cứu lưu động gồm xe cấp cứu, nhân lực, trang thiết bị của Quân khu 9 hỗ trợ, nhưng vẫn chưa thể khắc phục tình trạng quá tải. Do vậy nhiều trường hợp F0 báo cáo y tế phường nhưng không được hỗ trợ, cấp phát thuốc tại nhà.

Để khắc phục, Cần Thơ đã nhờ hỗ trợ kết nối với Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, đến nay đã tuyển được hơn 900 nhân viên y tế tư vấn từ xa qua điện thoại. Các tình nguyện viên này làm việc không nhận thù lao và theo báo cáo của Ban Điều hành Mạng lưới tại Cần Thơ: Hoạt động của mạng lưới đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần giúp người bệnh ổn định tâm lý; đồng thời cấp cứu, chuyển viện kịp thời những trường hợp bệnh trở nặng. Hiện nay số tình nguyện viên đăng ký tham gia mạng lưới đang tiếp tục tăng.

Theo Sở Y tế Cần Thơ, TP đang tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Đến nay số người trên 18 tuổi được tiêm vắc-xin mũi 1 đạt 97,4%, trong đó tiêm đủ liều đạt 92,95%. Người từ 12-17 tuổi đạt tỷ lệ 93,1%, trong đó tiêm đủ liều đạt 38,79%. TP đang lên kế hoạch tiêm mũi 3, góp phần để Cần Thơ phòng, chống đại dịch hiệu quả và hoàn thành tốt mục tiêu “Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống cho người dân”.

Đan Phưng

Bình luận (0)