Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần tiếp tục gỡ khó cho chương trình mới ở bậc THPT

Tạp Chí Giáo Dục

Sau gn mt năm thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018 lp 10, thc tế cho thy các đa phương, nhà trưng còn gp nhiu khó khăn, cn nhiu gii pháp đ tháo g.


Giáo viên vn còn gp nhiu khó khăn khi thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018  bc THPT

Còn nhiu khó khăn

Từ thực tiễn triển khai đổi mới bộ môn sau gần một năm thực hiện Chương trình giáo dục 2018 tại trường, cô Nguyễn Trần Hạnh Nguyên (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM) thừa nhận, thời điểm đầu đổi mới, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra, đánh giá học sinh. Thậm chí, ngay cả khi đứng lớp giảng dạy, giáo viên cũng gặp áp lực, đôi khi khai thác quá sâu vào tác phẩm như cách truyền thụ truyền thống trước đây, thay vì phải hướng đến trang bị cho học sinh kỹ năng, dẫn đến lúng túng, bị động trong đổi mới.

Đặc biệt, với việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong chương trình mới, áp lực đặt ra cho thầy cô là làm thế nào lựa chọn được ngữ liệu ngoài sách giáo khoa vừa sức với học sinh, phù hợp với chương trình học nhưng vẫn mang tính mới, vẫn trao cơ hội để học sinh phát huy được phẩm chất, năng lực.

Cô Hạnh Nguyên bày tỏ: “Khi mới bước vào đổi mới, tâm lý của giáo viên đa phần là muốn vận dụng, đưa vào liền các phương pháp, cách thức mới. Song sự tiếp nhận của học sinh là điều mà giáo viên phải cân nhắc để điều chỉnh. Vướng ở đâu, gỡ ở đó. Tổ bộ môn không khiên cưỡng mà đi từ việc cho học sinh làm quen, thích ứng…”.

Tại Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), năm học này, 19 lớp 10 được tổ chức với 7 nhóm môn học lựa chọn. Hạn chế về phòng ốc, cơ sở vật chất là rào cản lớn nhất của trường khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Toàn trường có 55 lớp nhưng chỉ có 48 phòng học. Một phòng có khi phải san sẻ cho 2-3 lớp, gây khó khăn khi nhà trường thiết kế Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay, dù vẫn đảm bảo các phòng chức năng cho học sinh nhưng nhà trường không thể đảm bảo tổ chức dạy 2 buổi/ngày; đồng thời việc thiết kế tổ chức các lớp học chạy, lớp học động để học sinh được chọn lựa các môn học rộng hơn theo sở thích, năng lực bản thân thì nhà trường chưa làm được”, thầy Trần Công Tuấn (Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận) cho biết.

ng đâu, g đó

Cô Phạm Thị Bé Hiền (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) nhận định, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 rất phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của học sinh, xã hội, tiệm cận với nền giáo dục thế giới. Song, để thực sự hiệu quả thì mỗi đơn vị cần có lộ trình triển khai đồng bộ để phát huy ưu điểm của chương trình.

“Cần biểu dương và lan tỏa các mô hình triển khai đúng cấu trúc chương trình đạt hiệu quả cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu của chương trình, từ đó khuyến khích các đơn vị chưa thực hiện được phấn đấu thực hiện, đáp ứng cho toàn xã hội được thụ hưởng sản phẩm giáo dục lý tưởng…”, cô Hiền đề xuất.

Trong khi đó, để tiếp lửa đổi mới cho đội ngũ giáo viên, nội dung đổi mới phương pháp, tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên được Trường THPT Phú Nhuận mạnh dạn đưa vào tiêu chí đánh giá giáo viên trong quý, trong từng học kỳ để khen thưởng, động viên kịp thời. Thầy Trần Công Tuấn chia sẻ, từ khó khăn ban đầu, nhà trường đi từng bước thận trọng, đổi mới đến đâu chắc đến đó, làm sao chú trọng từng bước hình thành cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu chứ không khiên cưỡng.


Theo các nhà qun lý giáo dc, cn tiếp tc g khó cho nhà trưng và hc sinh trong trin khai thc hin chương trình mi

Cụ thể, giai đoạn đầu năm học, giáo viên chú trọng hình thành kỹ năng, ý thức tự học cho học sinh. Ở từng đơn vị kiến thức, thầy cô đều bắt đầu bằng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh với hướng dẫn cụ thể; tương tác với học sinh qua đa dạng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; kiểm tra, đánh giá, chốt kiến thức đảm bảo học sinh hiểu đúng vấn đề. Thời gian đầu, việc hướng dẫn có thể sẽ mất thời gian hơn, chi tiết hơn nhưng từng bước một giáo viên sẽ cô đọng lại, dần dần đòi hỏi cao hơn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

“Điểm nổi bật nhất của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hướng đến hình thành tính tự học cho học sinh. Song, nếu ngay từ đầu giáo viên quá hấp tấp, vội vàng khi đứng lớp thì sẽ gây tác dụng ngược, làm khó học sinh. Vì vậy, nhà trường triển khai mô hình lớp học ảo trong toàn khối lớp 10. Từng tổ bộ môn sẽ thiết kế, thống nhất xây dựng học liệu đưa lên lớp học ảo, giao nhiệm vụ, kết hợp kiểm tra, đánh giá học sinh… Lớp học ảo trở thành lớp học bổ trợ cho thầy và trò trên lớp, hỗ trợ thầy cô đổi mới phương pháp”, thầy Tuấn cho biết.

Cô Hoàng Thị Hảo (Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây, TP.Thủ Đức) đánh giá, yếu tố cốt lõi khi đổi mới chương trình là đội ngũ giáo viên. Thầy cô phải “cởi bỏ” được tư duy dạy theo hướng truyền thụ kiến thức, nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới, tự thân đổi mới thì công cuộc đổi mới mới có thể thành công. Một mặt nhà trường động viên đội ngũ giáo viên đổi mới, tạo điều kiện để thầy cô được chủ động, hiến kế thực hiện chương trình; mặt khác, nhà trường xây dựng môi trường “mở”, dự giờ, thăm lớp góp ý liên tục. Hàng loạt group chương trình mới ở nhiều môn học được lập ra, tương trợ thầy cô cùng đổi mới.

Đặc biệt, để “gỡ khó” cho công cuộc đổi mới, nhà trường tận dụng không gian sư phạm trường từ lớp học, sân trường cho đến hành lang, nhà thi đấu để cùng thực hiện đổi mới chương trình. Những hoạt động nhẹ nhàng được các tổ bộ môn và cả học sinh chủ động lên kế hoạch, phối hợp với Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức song song cùng buổi học như nhảy dây, kéo co, đá cầu, hát, các sân chơi học thuật…; qua đó giúp thầy cô và học sinh không còn cảm thấy áp lực khi đến trường.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)