Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Căn tin trường học: Chỉ quản lý được bề nổi (!?)

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Căn tin Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, Q.10Có thể khẳng định hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn thành phố đều có căn tin. Bởi trên thực tế nhu cầu ăn uống của học sinh là có thật. Và căn tin cũng là một biện pháp ngăn chặn sự “tấn công” của hàng rong trước cổng trường. Tuy nhiên, để quản lý căn tin cho tốt lại không phải là chuyện đơn giản…

Lộn xộn như… căn tin

Hầu hết các hiệu trưởng đều thừa nhận: nhà trường không đủ người để điều hành căn tin nên đành phải để cho người bên ngoài vào làm. Tất nhiên, để “trúng thầu”, những người bên ngoài phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Bên cạnh đó cũng phải có chút “dây mơ, rễ má” với nhà trường để… thuận lợi cho việc quản lý.

Từ nhiều năm nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn xảy ra tại các trường học. Mặc dù vậy vẫn chưa có vụ ngộ độc nào xảy ra do ăn uống tại căn tin. Nhưng đấy là những vụ ngộ độc tập thể với hàng chục học sinh phải nhập viện, còn những vụ ngộ độc lẻ tẻ một hai trường hợp thì không ai dám khẳng định là không xảy ra.

Chị Hoa, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học S. (Q.3) kể lại: “Thỉnh thoảng con tôi vẫn ăn sáng tại căn tin trong trường. Không ít lần, cháu bị đau bụng, thậm chí có lần còn bị tiêu chảy nặng…”. Quả đúng như vậy, nhiều cán bộ y tế học đường cũng thừa nhận một trong những bệnh thường gặp ở học sinh là đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.

Tại căn tin một trường tiểu học trên địa bàn Q.1, chúng tôi ghi nhận có rất nhiều mặt hàng không nhãn mác. Chị Phượng, nhân viên của căn tin cho biết: “Mặc dù căn tin đã làm cam kết với nhà trường là không bán hàng trôi nổi, không nhãn mác nhưng nếu không bán những mặt hàng này thì học sinh không mua. Đa số học sinh thích ăn những món lạ, rẻ tiền nên phải chiều lòng các em…”.

Không chỉ bán đồ ăn thức uống, nhiều căn tin còn bán cả đồ chơi, chủ yếu là hàng Trung Quốc. Ắt hẳn dư luận vẫn chưa quên vụ hàng loạt học sinh ở Quảng Xương, Thanh Hóa đã phải nhập viện vì chơi hạt nhựa nở của Trung Quốc xảy ra vào năm ngoái. Cứ tưởng sau vụ đó các trường sẽ ngăn cấm ráo riết và học sinh sẽ “ớn”, nào ngờ…  Ngày 30-10, tại một trường THCS trên địa bàn Q.10, chúng tôi bắt gặp rất nhiều học sinh chơi thứ đồ chơi này. Song, thay vì là những hạt nhựa tròn thì bây giờ là hình các con thú. Khi tôi hỏi, các em mua thứ này ở đâu, lập tức các em chỉ về phía căn tin của trường…

Ở một số trường học, căn tin thường rất tạm bợ, trưng dụng được chỗ nào trống thì làm căn tin ở đó. Thậm chí có căn tin còn bày bán cả ngoài trời.

Quản lý… không dễ

Khoảng 7 năm nay, Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh đã cho chị Tuyết Mai đấu thầu hoạt động căn tin. “Chị Tuyết Mai vốn là giáo viên của trường, sau khi về hưu đã làm hợp đồng với trường mở căn tin. Từng là giáo viên chị Mai không đặt nặng vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu nên nhà trường cũng đỡ cực trong việc quản lý. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Công đoàn trường vẫn xuống căn tin kiểm tra đột xuất. Nếu thấy bán những mặt hàng không có trong danh mục đã ký với trường thì yêu cầu ngưng bán…”, bà Cao Thị Liên Minh – Hiệu phó nhà trường cho biết.

Còn tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, Q.10, chủ căn tin cũng là người của ngành giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường, ông Lê Minh Đức cho biết: “Sức khỏe của học sinh là quan trọng nhất, vì vậy nhà trường yêu cầu chủ căn tin phải đảm bảo tất cả các yêu cầu mà ngành y tế nêu ra như có giấy chứng nhận VSATTP, nhân viên phải có giấy khám sức khỏe, lưu mẫu thức ăn. Thỉnh thoảng nhà trường kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện vi phạm thì sẽ cắt hợp đồng”.  Tuy vậy, không phải là không có khó khăn. Theo chị Nga, chủ căn tin ở Trường Tiểu học Lê Đình Chinh thì “Nhân viên thay đổi thường xuyên, hầu như năm học nào cũng phải tuyển nhân viên mới. Bởi ba tháng hè, trường nghỉ nên căn tin không hoạt động, vì vậy nhân viên cũng không có lương. Để có tiền trang trải cuộc sống, bắt buộc họ phải tìm việc mới, thế là mình mất người”.

Việc thay đổi nhân viên thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của căn tin. Mặc dù vậy, so với nhiều căn tin khác, căn tin ở Trường THCS Hà Huy Tập, Trường Tiểu học Lê Đình Chinh vẫn thuộc hàng những căn tin đạt chuẩn.

m học 2007-2008, các quận, huyện tập trung chấn chỉnh hoạt động của căn tin trường học, thường xuyên xuống kiểm tra, lấy mẫu thức ăn. Theo đó, các trường cũng ý thức hơn về việc quản lý căn tin. Tuy nhiên, phần lớn chỉ quản lý được bề nổi…

Trước vấn đề “nóng bỏng” của căn tin, đã có lúc Sở GD-ĐT và Sở Y tế có ý định “xóa trắng căn tin”. Song, hoạt động của căn tin trong trường học là cần thiết  nên năm học 2008-2009  Liên sở đã thống nhất sẽ đóng cửa những căn tin hoạt động không tuân theo các quy định về bảo đảm VSATTP.

Bài & ảnh: Hòa Triều

Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, cán bộ y tế học đường Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Năm học 2007-2008, các đoàn kiểm tra công tác y tế học đường đã đi kiểm tra căn tin ở nhiều trường. Qua đó phát hiện một số trường cho tư nhân đấu thầu nên nhân viên căn tin thay đổi tùy theo năm. Vì vậy không được tập huấn các kiến thức về VSATTP, không được khám sức khỏe bắt buộc định kỳ. Khi thấy đoàn kiểm tra thì giấu các mặt hàng không có nguồn gốc rõ ràng, thậm chí có căn tin còn đóng cửa nghỉ bán…”.

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)