Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần trang bị sớm cho trẻ kỹ năng chống xâm hại

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Đng Hoa Nam – Cc trưng Cc Tr em (B LĐ-TB&XH) cho biết, ti Vit Nam, mi năm xy ra khong 2.000 v xâm hi tr em (XHTE), trong đó có khong 20% v xâm hi tình dc (XHTD).


Ông Đng Hoa Nam – Cc trưng Cc Tr em (B LĐ-TB&XH)

Theo các chuyên gia về lĩnh vực trẻ em, giáo dục giới tính (GDGT) từ sớm, cụ thể là độ tuổi từ 3-5 tuổi sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ XHTE.

2.000 v xâm hi tr em/ năm

Ông Đặng Hoa Nam khẳng định, GDGT, trang bị kỹ năng chống xâm hại, đặc biệt là XHTD tại Việt Nam rất muộn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Các chuyên gia cho rằng, GDGT cho trẻ càng sớm càng tốt, tuy nhiên nội dung chương trình giáo dục phải phù hợp với khả năng, điều kiện giao tiếp của trẻ.

“Ở Việt Nam đáng lẽ phải làm việc này sớm hơn. Mỗi năm có khoảng 2.000 vụ XHTE, trong đó có khoảng 20% vụ XHTD. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Không riêng Việt Nam, XHTD là câu chuyện nóng của toàn cầu. Trong tương lai vấn nạn XHTD vẫn còn, vì vậy giáo dục sớm để kéo giảm.

Từng bước xây dựng kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình, trẻ không bị xâm hại khi người chăm sóc các em có kiến thức bảo vệ trẻ em. GDGT không chỉ có cố gắng là được mà cần có thời gian, kỹ năng và dần thành phản xạ mới đạt hiệu quả”, ông Nam gợi ý.

Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.10 (TP.HCM) chia sẻ, thời gian đầu thực hiện GDGT cho trẻ từ 3-5 tuổi gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng từng bước khắc phục. Để bài bản hơn, cung cấp kiến thức khoa học nhẹ nhàng và từ ngữ chuyên sâu đến với trẻ, chúng tôi sử dụng chương trình GDGT ERA. Theo đó, việc lựa chọn giáo viên có gia đình, tự tin, bản lĩnh để chia sẻ kiến thức khoa học cho trẻ đã được kết quả nhất định.


Tr em lang thang, ăn xin là đi tưng có nguy cơ b xâm hi cao

“Những từ chỉ bộ phận ở vùng kín cũng như mắt, mũi, miệng rất bình thường đối với trẻ. “Khi thực hiện rồi mới thấy không quá khó. Trẻ em thì trong veo, quan tâm và tò mò rất bình thường, chỉ có người lớn cảm thấy ngại”, bà Nguyên nói.

Người trực tiếp GDGT cho trẻ, cô giáo Trần Ngọc Diễm Kiều (Trường Mầm non 19/5, Q.10) nhìn nhận, giáo viên gặp không ít khó khăn khi giảng dạy GDGT, không biết phải liên kết kiến thức thế nào cho phù hợp. Tuy nhiên, khi cô nói một thì các con hiểu mười. Khó khăn nhất là khi trẻ còn nhỏ mà phải hiểu nhiều khái niệm chuyên môn, như “vùng giữa hai đùi”.

Theo cô Kiều, GDGT không phải một sớm một chiều mà cần phải giáo dục thường xuyên. Phụ huynh phải thay đổi quan niệm GDGT, tuyệt đối không lãng tránh các câu hỏi liên quan của con, đồng thời hỗ trợ giáo viên bằng cách tự nâng cao kiến thức để GDGT cho con. Giá như người lớn quan tâm, giáo dục và bảo vệ trẻ thì sẽ không có những chuyện đau lòng xảy ra. Những đứa trẻ bị xâm hại không chỉ vết sẹo của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý suốt đời.

V đưng cho hươu chy đúng

Chị Nguyễn Thị Hoàng Trinh, phụ huynh tại Bình Chánh đã được giải tỏa áp lực tâm lý khi được tham gia tập huấn chương trình GDGT sớm. Chị thú thật: “Tôi thường xuyên né tránh các câu hỏi của con như: Con sinh ra từ đâu? Hay như vì sao phải có ba và mẹ mới có con?… Tuy nhiên khi được trang bị kỹ năng, mình cảm thấy thoải mái trò chuyện cùng con. Lúc này con thỏa mãn tò mò, không hỏi nhiều câu hỏi tiếp theo đưa mình vào thế… bí.

Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu GDGT sớm có vẽ đường cho hươu chạy. Ông Đặng Hoa Nam khẳng định phải giáo dục sớm để cho hươu chạy đúng đường. Phụ huynh nên dành thời gian quan tâm chăm sóc con, bản thân mình cũng cần có kiến thức để GDGT cho con.

Ông Nam cũng đánh giá cao chương trình GDGT ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi – Kỹ năng phòng tránh xâm hại giai đoạn 2019-2020 của Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục. Đây là dự án đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, mang tính chất khai mở và cần được nhân rộng với mục tiêu kéo giảm số vụ XHTE. Giá trị khoa học chúng ta đã có, từ việc nghiên cứu, thí điểm và sau đó triển khai tại các địa phương, từ thực tiễn của thế giới, để GDGT đạt hiệu quả cao phải cần đến nghệ thuật giáo dục.

“Nhu cu hiu biết v gii tính đ t bo v là nhu cu chính đáng. Trang b kiến thc v GDGT cho các em dù mun vn tt hơn là đ các em t mày mò tìm hiu.  mi la tui, cha m, thy cô ngưi ph trách cn có nhng cách riêng, phù hp đ chia s, gii thích cũng như h tr tr trong quá trình phát trin”, GS.TS H Đc Hùng lưu ý.

Ph
 huynh cũng cn thay đi quan nim, trang b kiến thc v giáo dc gii tính đ giáo dc con

Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định giáo dục kỹ năng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng chống xâm hại được TP quan tâm. Với chương trình GDGT ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi đã và đang triển khai thực hiện tại các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã có những kết quả khả quan. Mong chương trình này sớm được triển khai đồng bộ ở 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức.

GS.TS Hồ Đức Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục cho biết, tính đến thời điểm này đã có 15/21 quận, huyện và TP.Thủ Đức được tập huấn các hoạt động GDGT ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi – Kỹ năng phòng tránh xâm hại. Theo đó, có hơn 17.000 giáo viên và 3.000 phụ huynh các trường mầm non được tập huấn về nội dung GDGT – Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ. Qua đó thay đổi cách nhìn của phụ huynh, không né tránh các câu hỏi liên quan đến vấn đề GDGT.

Với trẻ, chương trình này giúp trẻ hiểu cơ thể mình, qua đó biết tự bảo vệ và tôn trọng người khác. Trẻ biết được bộ phận vùng kín và vùng riêng tư trên cơ thể; Biết gọi tên vùng kín, thuộc các quy tắc bảo vệ cơ thể và phòng tránh xâm hại…

T.Anh

Bình luận (0)