Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cần truyền thông để thay đổi nhận thức phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hu hết ph huynh không mun con hc ngh, thm chí phn đi gay gt, trong khi ngưi hc cho rng đó là la chn phù hp vi năng lc ca bn thân.

Hc sinh Trưng TC ngh K thut – Công ngh Hùng Vương thc hành ngh cơ đin t

Ghi nhận tại buổi gặp mặt phụ huynh đầu năm ở một số trường TC-CĐ trên địa bàn TP.HCM cho thấy, phụ huynh vẫn còn nặng tâm lý sính bằng cấp, học sinh học theo mệnh lệnh của phụ huynh để rồi phải vật vã theo đuổi ngành nghề mà mình không mong muốn. 

Ph huynh chưa thông sut

Mặc dù đã tham khảo qua nhiều kênh thông tin về Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM, nơi con trai đăng ký học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nhưng bà Nguyễn Thị Thu Hòa (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) vẫn chưa yên tâm. Bà Hòa cho biết: “Tôi phải đích thân vào TP.HCM xem cơ sở vật chất, ký túc xá của trường ra sao rồi mới cho tiền con đóng học phí”. Sau khi được nhân viên bộ phận tuyển sinh của trường tư vấn cặn kẽ và tham quan xưởng thực hành với thiết bị đào tạo hiện đại, bà Hòa mới gật đầu đồng ý cho con đăng ký học, tuy nhiên giọng bà có chút tiếc nuối: “Đã cất công vào TP.HCM học, đằng nào cũng tốn tiền mà lại học trường nghề; cả xóm đứa nào cũng học ĐH, trong khi con mình học giỏi hơn con người ta lại… học nghề”.

Tại Hội nghị gặp gỡ phụ huynh học sinh bậc TC khóa 2019 do Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tổ chức mới đây, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng không phải vì không tin vào chất lượng đào tạo của trường mà họ sợ khi ra trường không có việc làm. “Học ĐH ra trường còn thất nghiệp huống hồ gì học TC”, ông Lê Thành (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) nói.

Tại xưởng thực hành Khoa Cơ khí của Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương, em Lê Trung cho biết trước khi đăng ký học nghề cũng đã được người anh họ đang học năm cuối ở trường này mách bảo. Bên cạnh đó, em còn tham khảo thông tin từ nhiều nguồn về cơ hội việc làm, thu nhập sau khi ra trường rồi mới nộp hồ sơ đăng ký học. “Ngay từ đầu, giáo viên cho học sinh làm quen với nghề, nếu thấy không phù hợp thì có thể chuyển sang học nghề khác. Tuy nhiên, trong lớp em chưa thấy bạn nào thay đổi nghề mà rất hứng thú với giờ học lý thuyết lẫn thực hành”, Trung nói.

Giá tr hành ngh là yếu t quyết đnh thành công

Trước lo lắng của phụ huynh về lựa chọn học nghề của con, ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng một bộ phận phụ huynh vẫn còn tâm lý “con mình phải vào ĐH bằng mọi giá”, trong khi đó không quan tâm đến sở thích và năng lực của con đến đâu. “Cha mẹ là một trong những kênh để con tham khảo, chia sẻ nguyện vọng, tuy nhiên cha mẹ hãy tôn trọng quyết định, lựa chọn nghề nghiệp của con bởi hơn ai hết, bản thân các em mới hiểu rõ năng lực, tố chất của mình”, ông Lý chia sẻ.

Cùng quan điểm với ông Lý, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) khẳng định, con được học nghề mình yêu thích và có đam mê thì cha mẹ nên ủng hộ. Bắt ép con học ngành nghề không yêu thích, các em có thể vẫn cầm được tấm bằng, có việc làm nhưng chưa chắc trụ lâu dài với ngành nghề đó. Từ thực tế đó, ông Cường đề xuất cần đẩy mạnh truyền thông về cơ chế, chính sách về học phí, cơ hội việc làm…, đặc biệt là chính sách miễn giảm học phí cho đối tượng học nghề sau THCS.

Tại buổi họp mặt các thế hệ học sinh, sinh viên của Trường CĐ Kỹ nghệ II mới đây, cựu sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa cho biết trước đây anh quyết định chọn học nghề điện công nghiệp nhưng gia đình không đồng ý. Để làm vui lòng cha mẹ, anh miễn cưỡng theo học ngành quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Văn Lang. “Tuy nhiên, 4 năm học ĐH với tôi quá vất vả, không phải vì chương trình nặng nề mà vì ngành học tôi không yêu thích. Tôi cầm tấm bằng ĐH loại trung bình khá nhưng không tự tin để đi xin việc. Lúc bấy giờ, tôi mới đăng ký học nghề điện công nghiệp và tốt nghiệp loại giỏi”, anh Nghĩa chia sẻ. Được biết, anh Nghĩa hiện là quản đốc một nhà máy chuyên sản xuất và lắp đặt tủ điện. Với tinh thần cầu tiến, ham học, anh được công ty tạo điều kiện học liên thông lên ĐH cùng chuyên ngành. “Không nhất thiết phải học ĐH mới tiến thân được, hãy mạnh dạn đăng ký học nghề phù hợp với mình. Phụ huynh cũng đừng áp đặt “con phải vào trường này trường kia”, vì như vậy rất có thể lãng phí thời gian cũng như tài chính của gia đình”, anh Nghĩa đúc kết.

Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực) cho rằng với thị trường lao động phát triển theo xu thế hội nhập và tiến đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi người lao động phải đầu tư kiến thức và kỹ năng thật sâu. Việc làm thì không thiếu, chỉ thiếu người có năng lực lao động. “Chọn bậc học nào không quan trọng, miễn là phù hợp với chính mình, tạo được giá trị hành nghề, đó chính là yếu tố quyết định thành công”, ông Tuấn nói.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)