Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Càng có nhiều sự lựa chọn càng… khó chọn

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu chuyên gia tư vn tuyn sinh cho rng, khi càng có nhiu cơ hi vào ĐH thì s la chn s càng khó, nht là vi nhng hc sinh không thc s biết mình thích gì, mun theo đui lĩnh vc nào…


Nhiu thông tin v ngành ngh đưc chuyên gia gii đáp kp thi cho hc sinh Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (Q.1)

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề, sáng tương lai” lần thứ 16 năm 2024 do Tạp chí Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) mới đây, rất nhiều sự quan tâm của học sinh về “bí quyết” lựa chọn ngành nghề, cách thức đăng ký xét tuyển ĐH… đã được các chuyên gia giải đáp kỹ.

Theo TS tâm lý Đào Lê Hòa An, con đường đi trong tương lai của mỗi người đều bắt đầu bằng những sự lựa chọn. Đối với mỗi học sinh lớp 12, đó là sự lựa chọn ngành nghề. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy với những người càng có nhiều sự lựa chọn thì đôi khi lại càng khó đưa ra những quyết định cho sự lựa chọn của mình. Điều này đòi hỏi các em phải đặt ra những tiêu chí phù hợp để quyết định được sự lựa chọn của mình. “Các thống kê cho thấy, có khoảng từ 5-7% học sinh lớp 12 lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp THPT là theo bạn bè. Thế nhưng, đa phần sự lựa chọn này lại không phù hợp, thậm chí ngày các em nhận bằng tốt nghiệp ĐH cũng là ngày… cầm tấm bằng thất nghiệp. Vì ngay từ đầu tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp đã theo sự lựa chọn của bạn bè chứ không phải là bản thân mình. Vì thế, các em cần phải lắng lòng mình lại. Có thể năng lực học tập của các em ở mức giỏi nhưng điều quan trọng là đưa ra sự lựa chọn phù hợp hướng đi tương lai để phù hợp với khả năng, năng lực, sở thích của từng em mới là điều quan trọng nhất”, TS tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết.


Chương trình tư vn đã tha “cơn khát” thông tin ca hc sinh

Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) lưu ý có 4 hướng để học sinh xét tuyển vào ĐH. Theo đó, bước 1: Ngay khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT cần đăng ký xét tuyển vào ĐH. Bước 2: Thực hiện việc đăng ký xét tuyển ĐH theo các phương thức xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức xét tuyển của các trường ĐH mà không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT thì được gọi là phương thức xét tuyển sớm, ví dụ như xét tuyển bằng học bạ THPT, xét tuyển bằng kết quả của các kỳ thi riêng…  Bước 3: Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ mở cổng đăng ký xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh của bộ. Lúc này, học sinh phải đăng ký lại tất cả các phương thức mà các em đã đăng ký bằng phương thức xét tuyển sớm vào các trường đại học trước đó. Đồng thời trong thời gian này có thể đăng ký xét tuyển thêm bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Khoảng giữa tháng 8, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xét tuyển bằng tất cả các phương thức, sao cho học sinh vừa được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, các phương thức nhưng khi xét trên hệ thống thì cũng chỉ trúng tuyển được 1 nguyện vọng và bằng 1 phương thức. Học sinh muốn học nguyện vọng nào, với phương thức nào thì sẽ xác nhận nhập học.

Làm sao n đnh đưc phong đ cho bn thân?

Khi đối diện với kỳ thi tốt nghiệp THPT, TS tâm lý Đào Lê Hòa An khuyên, mỗi học sinh cần phải quan tâm đến việc làm sao ổn định được phong độ cho bản thân. Muốn như vậy thì cần giữ được sự ổn định về tâm lý, sức khỏe, năng lực làm bài. Hai tuần trước ngày thi các em cần phải giữ được sức khỏe của mình. Theo khảo sát, 95% học sinh lớp 12 trước ngày thi thường học ngày, học đêm đến sát ngày thi. Sức khỏe là điều rất quan trọng, ăn uống cần phải đảm bảo chất dinh dưỡng…


H
c sinh Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (Q.1) ch đng tìm hiu thông tin ngành ngh nhiu lĩnh vc

Một tuần trước ngày thi cần dự tính sẽ dậy lúc mấy giờ, để trong thời gian này luyện cho mình thức dậy đúng vào giờ đó, luyện cho đồng hồ sinh học quen với nhịp điệu sinh hoạt này. Như vậy, các em sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi phải thức dậy sớm, có tâm lý tốt nhất bước vào phòng thi.

Trước băn khoăn của nhiều học sinh về chương trình đào tạo ngành luật, bà Trịnh Như Quỳnh (Trường ĐH Luật TP.HCM) thông tin, hiện nay tại Trường ĐH Luật TP.HCM, cử nhân luật được đào tạo với 3 chương trình: Thứ nhất là chương trình đào tạo đại trà, tức là học 100% bằng tiếng Việt trong 4 năm. Thứ hai là chương trình đào tạo cử nhân luật chất lượng cao, ra trường sẽ nhận bằng tốt nghiệp cử nhân luật học chất lượng cao. Trong chương trình này, sinh viên sẽ được học các môn bằng tiếng Anh. Chương trình chất lượng cao của trường có 2 định hướng: Thương mại, dân sự, quốc tế; hình sự, dân sự…, bằng cử nhân được ghi bằng tiếng Anh. Thứ ba là chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp và tiếng Nhật. Với chương trình này thì chỉ tiêu sẽ ít hơn. “Tốt nghiệp cử nhân luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM, sinh viên có thể theo học sau ĐH ở các quốc gia trên thế giới như Nhật, Úc, Mỹ, Anh…”, bà Trịnh Như Quỳnh cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long

 

 

 

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)