Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh báo “cung đường tử thần” Tà Năng – Phan Dũng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gia tháng 5-2018, “phưt th” T.A.K (24 tui, TP.HCM) là ngưi th 2 (trong vòng chưa đy 1 năm) t nn trên cung đưng Tà Năng – Phan Dũng, mt ln na gióng lên hi chuông cnh báo nhng nguy him chc ch đi vi nhng “phưt th” nếu ch quan hoc thiếu hiu biết khi tri nghim cung đưng nguy him này…

Tng đoàn phưt th tham gia chinh phc cung đưng Tà Năng – Phan Dũng

D lc đưng và nguy him

Những năm gần đây, các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch canh nông… khá phát triển; trong đó, du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH) đang được giới trẻ và du khách nước ngoài rất ưa thích.

Đi phượt hay “đi bụi”, dù rằng là đam mê chính đáng của mọi người; mục đích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên để có kiến thức, “tầm nhìn”, quan trọng hơn là rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, tự rủ nhau lập nhóm, chuẩn bị sơ sài vài ba thứ… vác ba lô lên đường là việc khá nguy hiểm! Trong khi cả nhóm chẳng một ai có chút hiểu biết gì về nơi sẽ đến, những nẻo đường sẽ trải qua, kỹ năng leo núi, vượt rừng… hạn chế. Điều đặc biệt là không có hướng dẫn viên (HDV), chí ít “thổ địa” chỉ vẽ hay dẫn đường! Đó là thực trạng chung của nạn du lịch “chui”, hoặc tổ chức những tour “chui”, nhất là DLTTMH đã gây ra nhiều vụ chết người, dù đã được cảnh báo…

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng (xuất phát từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) tới xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có 3 hướng đi chính. Thực ra, theo một số người đã chinh phục cung đường này nếu “rành” đường thì khá dễ đi, sẽ không bị lạc; nguy hiểm nhất là đi lạc vào khu vực rừng sâu, thác cao rất hiểm trở, đe dọa đến tính mạng. Trong 3 hướng trải nghiệm cung đường này thì hướng vào thác La Phào là khu vực đặc biệt nguy hiểm (nơi anh T.A.K đã tử nạn vừa qua); hướng đi vào khu vực thác Yaly cũng khá nguy hiểm; duy nhất hướng đường Bo – là hướng dễ đi nhất để xuyên qua hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận – chinh phục toàn bộ cung đường này an toàn.

Muốn chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng phải mất 3 ngày và 2 đêm. Những năm gần đây, khi cung đường này trở nên nổi tiếng, nhiều bạn trẻ ở các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là các tỉnh, thành phía Nam và du khách nước ngoài đổ về đây chinh phục, trải nghiệm. Theo tìm hiểu, hiện nay trên suốt hành trình còn rất hoang sơ (chưa có các trạm thông tin, hướng dẫn, chưa có các biển chỉ dẫn, biển cảnh báo, thiếu HDV chuyên nghiệp; công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn…

Thêm vào đó, trước nay, các nhóm, các “phượt thủ” tự phát tổ chức tour đi xuyên rừng, tự trang bị hành trang; tự khám phá để trải nghiệm; nếu ai không biết đường thì hỏi người bản địa hoặc hỏi những người đi trước có kinh nghiệm truyền lại. (Không có HDV đi cùng). Bởi vậy, tai nạn, rủi ro đối với các phượt thủ khi tham gia trải nghiệm cung đường Tà Năng – Phan Dũng, nói riêng, các loại hình DLTTMH “chui” khác là điều không thể tránh khỏi…

Ngành VH,TT&DL “vào cuc”

Khi hay tin “phượt thủ” T.A.K mất tích ở cung đường Tà Năng – Phan Dũng, 5 hướng dẫn viên của Lâm Đồng là Nguyễn Quốc Huy, Trần Lý Tưởng, Ngô Anh Tuấn, Đặng Hữu Tuấn và Phạm Tuấn Anh đã tình nguyện lên đường tham gia tìm kiếm, cứu hộ. Sau gần 10 ngày khẩn trương, vật lộn với bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm chốn rừng sâu, cuối cùng các anh đã đưa được thi hài người xấu số về với gia đình.

Chun b lên đưng tham gia phưt Tà Năng – Phan Dũng

Để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn những trường hợp thương tâm khác có thể xảy ra khi tham gia chinh phục, trải nghiệm cung đường Tà Năng – Phan Dũng trong thời gian tới, Sở VH,TT&DL tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận đã khẩn trương “vào cuộc”. Bà Nguyễn Thị Nguyên – Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Lâm Đồng cho biết, cuối tháng 6-2018 vừa qua, ngành VH,TT&DL hai tỉnh đã bàn bạc và thống nhất việc phối hợp đầu tư các trang thiết bị cần thiết nhằm kiểm soát cung đường này. Theo đó, trước mắt, hai tỉnh sẽ phối hợp cho lắp đặt một số biển chỉ đường, biển cảnh báo nguy hiểm, thông tin hướng dẫn bằng song ngữ Việt – Anh tại cung đường Tà Năng – Phan Dũng. 

Cụ thể, 3 hướng đi chính trên cung đường này được phân loại để cắm các biển báo như: hướng đi vào thác La Phào – khu vực đặc biệt nguy hiểm nhất, sẽ lắp các biển cảnh báo cấm vào; hướng đi vào khu vực thác Yaly, sẽ được lắp đặt một số biển chỉ dẫn đường (và cảnh báo nguy hiểm) để du khách biết cẩn thận; và tuyến đường Bo, sẽ đặt các biển hướng dẫn chỉ đường, ghi những thông tin cần thiết nhất. Đồng thời, lãnh đạo Sở VH,TT&DL hai tỉnh cũng lưu lại số điện thoại đường dây nóng để hỗ trợ du khách khi cần yêu cầu…

Ngoài ra, ngành du lịch hai tỉnh cũng đã thống nhất xây dựng một trạm kiểm soát (đặt ở khu vực đầu tuyến tại xã Tà Năng) để kiểm soát các đoàn, các nhóm phượt, nhắc nhở, hướng dẫn và bắc buộc thực hiện những quy định chung. Dựng hai điểm tập kết rác thải (đặt tại địa phận hai tỉnh); cử cán bộ thường xuyên thu gom, xử lý rác, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn cung đường này.

Lãnh đạo hai tỉnh cũng đã chỉ đạo UBND huyện Đức Trọng và UBND huyện Tuy Phong; UBND xã Tà Năng và UBND xã Phan Dũng, Ban quản lý rừng hai tỉnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện những nhiệm vụ trên; đồng thời, tổ chức lực lượng sẵn sàng tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra đối với du khách tham gia phượt trên tuyến đường này.

Quy định đối với các đoàn, các nhóm khi tham gia tour đi bộ vượt rừng Tà Năng – Phan Dũng bắt buộc phải tuân thủ hướng dẫn của đơn vị tổ chức tour trekking; phải có người có kinh nghiệm, am hiểu địa hình, hoặc HDV chuyên nghiệp dẫn đường. Phải trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết, dụng cụ hỗ trợ, bảo đảm an toàn trước khi tham gia phượt. Ngoài ra, du khách còn phải nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo vệ các loại động, thực vật, phòng cháy chữa cháy, giữ gìn vệ sinh môi trường…

Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)