Chính phủ Mỹ đã thu thập hơn 273 triệu USD cổ tức từ các tài sản thuộc quyền sở hữu của các ngân hàng Mỹ và lập ra một kế hoạch đầu tư cho các khoản tài sản này. Đó là tiết lộ của Cơ quan giám hộ của chính phủ trong một báo cáo mới đây.
Trong báo cáo đầu tiên trình quốc hội, thư ký thanh tra đặc biệt cho kế hoạch cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD của Bộ Tài Chính Mỹ cho biết, chính phủ phải đưa ra quyết định nếu họ dự định áp dụng các chứng chỉ cho việc nắm cổ phiếu thường ở một số ngân hàng họ giải cứu. Thư ký thanh tra Neil Barofsky cho biết, Bộ Tài Chính Mỹ phải giành ra một khoản tiền trong chương trình cứu trợ các khoản nợ xấu (TARP) để thực hiện điều đó.
Các nhà xây dựng luật từ phía 2 Đảng chính trị nước này đã chỉ trích các ngân hàng vì không sử dụng tiền của những người trả thuế để cho vay giúp bình ổn nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão khủng hoảng tài chính. Chính quyền Obama đã đưa ra một khoản tiền hàng năm với 500.000 USD trả cho các nhà điều hành và áp đặt các điều kiện khác đối với các công ty nhận tiền từ chương trình cứu trợ tài chính TARP.
Trong báo cáo của mình, ông Barofsky đã lên tiếng cảnh báo về những gian lận có thể xảy ra tại một trong số nhiều chương trình gây quỹ cứu trợ như chương trình hỗ trợ cho vay ký trả tài sản theo kỳ hạn của Bộ Tài Chính (TALF).
Chương trình TALF sẽ bắt đầu từ tháng sau là một cách để FED đưa ra các khoản vay không phụ thuộc vào việc đưa ra các đồ ký quỹ như một hình thức thế chấp mới được ban hành. Chương trình này được ký với 20 tỷ USD trong khoản cứu trợ tài chính của liên bang. Báo cáo cũng cho hay “Bộ Tài Chính nên xem xét yêu cầu về việc áp dụng một số quy định ngăn chặn việc gian lận như các quy định bảo hiểm tối thiểu hay kết hợp một số điều khoản khác nhằm tối thiểu hóa những nguy cơ gian lận” liên quan tới ABS hay các tài sản đặc biệt của ABS.
Yêu cầu về việc ABS nhận một mức đánh giá tối thiểu từ các cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm là không đủ để bảo hộ chính phủ khỏi những đảm bảo liên quan đến các khoản vay đã mất giá trị. Sau khi thảo luận với Bộ Tài chính ông Barofsky cho hay họ đang xem xét việc áp đặt các tỷ lệ phân bổ phụ thuộc vào loại tài sản và một thủ tục thẩm định mức độ rủi ro.
Tương tự như vậy chính phủ nên thận trọng nếu họ muốn phát triển TALF đối với các bảo đảm ký trả thế chấp.
Báo cáo cũng cho biết việc phanh phui những gian lận trong những năm gần đây cho thấy Bộ Tài chính nên đưa ra những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phê duyệt việc mở rộng chương trình TALF gồm cả MBS mà không xem xét việc ngăn chặn những gian lận nhất định. Và TALF không nên được mở rộng như các khoản bảo đảm ký trả thế chấp gọi là hợp pháp đã được ban hành trước đó mà không có sự thay đổi đáng kể nào cùng với một sự đánh giá mức độ rủi ro. Theo ông Barofsky “Bộ Tài chính nên thiết lập một bản dự thảo phê chuẩn với Qũy dự trữ liên bang trước khi TALF được thực thi.” Hiện tại, chính phủ Mỹ sở hữu các tài sản với giá trị khác nhau tại nhiều ngân hàng Mỹ nên Bộ Tài chính phải đặt chúng vào cùng một chiến lược đầu tư. Ông cũng nói thêm “Trước mắt Bộ Tài chính cần bắt đầu phát triển một chiến lược hoàn chỉnh hơn để thực hiện các danh mục đầu tư nhất định này như những người đại diện quản lý cho những người dân Mỹ.” Chính phủ cũng cần phát triển một giải pháp giúp định giá những cổ phiếu ưu tiên và các chứng chỉ mà chúng nắm giữ.
Hiện tại Bộ tài chính nắm giữ 279.2 tỷ USD cổ phiếu ưu tiên từ 319 tổ chức tài chính trả cổ tức ở mức 5-10%. Chính phủ cũng đã nhận các chứng chỉ cổ phiếu thường từ 230 tổ chức tài chính khác mà hầu hết đều đã cạn kiệt về tài chính. Các vị trí lớn nhất trong các loại chứng chỉ này bao gồm AIG, Bank of America, Citigroup và General Motors.
Cuối cùng ông Barofsky tiết lộ văn phòng của ông đã bắt đầu thành lập các hiệp hội có sự kết hợp với các thanh tra gian lận tài chính như Uỷ ban trao đổi và chứng khoản, Cục thanh tra liên bang và thư ký tòa án New York.
Bùi Huyền (dddn)
Bình luận (0)