Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cảnh báo nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu ĐH Adelaide (Australia) sau khi theo dõi giấc ngủ của 234 em trong độ tuổi từ 2 đến 18, thường xuyên ngủ ngáy ít nhất 1 đêm/tuần, kết quả cho thấy: Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ nhỏ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao gấp 3,5 lần so với những trẻ em khác. Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rối loạn hô hấp trong khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp, làm cản trở luồng khí lưu thông ra vào phổi, gây khó thở và ngủ ngáy. Nguy cơ càng cao, càng dễ dẫn đến rối loạn hành vi cá nhân, chậm phát triển, rối loạn ứng xử và nhân cách, ảnh hưởng đến việc học tập và các vấn đề sức khỏe của trẻ. 

Vitamin D giúp bệnh nhân ung thư sống lâu. Khảo sát của các thầy thuốc Mỹ tại Viện Ung thư Dana-Farber mới đây nêu khả năng, bệnh nhân ung thư trực kết tràng di căn có thể sống lâu hơn nhờ vào mức độ vitamin D cao trong máu. Kết quả cho thấy nhóm có mức độ cao nhất sống lâu hơn nhóm có mức độ thấp nhất (32,6 tháng so với 24,5 tháng). Mức độ vitamin D trong máu được ghi nhận cao nhất là 27,5 nanogam/mililít (ng/mL), thấp nhất là 8ng/mL. Mức độ trung bình ở tổng số bệnh nhân nêu trên là 17,2ng/mL so với chỉ số yêu cầu đủ vitamin ở người bình thường của Hội Nội tiết Mỹ là không dưới 20ng/mL. Thời gian bệnh phát triển ở người giàu vitamin D cũng lâu hơn người có quá ít vitamin D (12,2 tháng so với 10,1 tháng).
Thúy Nga (tổng hợp)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)