Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cảnh báo những thói quen ở phụ nữ gây hại cho khớp

Tạp Chí Giáo Dục

Chế độ vận động không hợp lý, tăng cân quá nhanh, thường xuyên ngồi xổm, đi giày cao gót hay làm việc quá sức… đều là những thói quen có hại, góp phần làm bệnh thoái hóa khớp xuất hiện sớm ở nữ giới.
PGS-TS-BS Vũ Thị Thanh Thủy

PGS-TS-BS Vũ Thị Thanh Thủy

Khớp hư tổn vì thói quen

Trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, có những động tác có thể gây tổn hại khớp như:
Ngồi xổm, quỳ gối: Là tư thế xấu dễ gây tổn thương dây chằng và sụn khớp. Nghiên cứu gần đây cho thấy: có khoảng 40% phụ nữ sau tuổi 40 xuất hiện triệu chứng đau khi ngồi xổm, cao gấp đôi nam giới; những người này có nguy cơ thoái hóa khớp gối tăng đến 41%.
Mang vác nặng, sử dụng khớp quá sức: Phụ nữ làm công việc nội trợ, lao động tay chân, mang vác nặng rất dễ mắc thoái hóa khớp bàn tay, khớp vai. Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm tỷ lệ 2/3 các trường hợp thoái hóa khớp bàn tay. Đáng lưu ý, tỷ lệ nữ nhân viên văn phòng có các dấu hiệu của thoái hóa khớp bàn tay ngày càng tăng, do thường xuyên đánh máy với cường độ cao.
Ít vận động: Phụ nữ làm việc văn phòng thường mắc thói quen xấu này. Khi các khớp xương không được hoạt động trong một thời gian dài, sụn khớp giảm tính đàn hồi lẫn cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng từ dịch khớp. Từ đó, lớp sụn dần thoái hóa và rất dễ bị tổn thương.
Mang giày cao gót: Sử dụng giày cao gót làm thay đổi tư thế tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng đến cột sống và tăng áp lực trên các khớp bàn chân, mắt cá chân, cổ chân, gia tăng nguy cơ viêm khớp ở phái đẹp. Đặc biệt, mang giày cao gót làm tăng áp lực tại khớp gối, xương bánh chè lên đến 30 – 40%.
Tăng cân, béo phì: Khoảng 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gối thuộc nhóm bệnh có thừa cân, béo phì. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã nhận thấy, khi cơ thể tăng một đơn vị trọng lượng thì mỗi gối phải chịu thêm 2 – 3 lần trọng lượng đó. Khi bước qua tuổi 40, phụ nữ thừa cân có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Dưỡng chất sinh học UC-II (có trong JEX) giúp phục hồi và bảo tồn sụn khớp, hỗ trợ điều trị từ gốc nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp - Ảnh: H.A
Dưỡng chất sinh học UC-II (có trong JEX) giúp phục hồi và bảo tồn sụn khớp, hỗ trợ điều trị từ gốc nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp – Ảnh: H.A
Cần chăm sóc sức khỏe sụn khớp ngay từ sớm
Trong các bệnh lý xương khớp, thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn phế và giảm chất lượng sống của con người. Tình trạng thoái hóa bắt đầu xảy ra khi mất đi sự cân bằng giữa lực cơ học tác động lên khớp và khả năng chịu đựng của sụn khớp, từ đó khiến sụn khớp bị tổn thương và biến dạng. Bên cạnh yếu tố lão hóa, các thói quen xấu càng làm sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian, gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở nữ giới.
Để tránh nguy cơ thoái hóa khớp, phái đẹp cần duy trì một trọng lượng tối ưu, luyện tập thể dục đều đặn, tránh ngồi xổm, hạn chế mang vác nặng, không mang giày quá 2 – 3 cm… nhằm giảm tăng chịu tải khớp và tăng cường các chất dinh dưỡng cho sụn khớp. Trong trường hợp cần mang giày cao gót, không nên mang lâu, nên thay thế ngay khi có thể. Việc giữ tư thế cơ thể luôn thẳng cũng rất cần thiết để cân bằng lực cho hệ thống cơ – gân – sụn, giúp hạn chế tối đa lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Quan trọng hơn, phụ nữ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe khớp ngay từ sớm bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết được chứng minh giúp phục hồi, bảo vệ sụn, bôi trơn và nuôi dưỡng khớp từ gốc và an toàn như UC-II. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện InterHealth (Mỹ), dưỡng chất sinh học UC-II hoạt động theo cơ chế đáp ứng điều hòa miễn dịch, làm giảm các phản ứng viêm trong khớp, giúp giảm đau và sưng khớp. Đồng thời, UC-II còn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo, sửa chữa sụn khớp đã hư tổn, làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng UC-II có tác dụng làm tăng biên độ vận động của khớp và khả năng vận động của khớp cải thiện một cách rõ rệt. Do đó, khả năng hoạt động hằng ngày của cơ thể tốt lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.
Theo TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)