Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cảnh báo việc mạo danh các trường ĐH lừa đảo sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Xut hin nhng tài khon mo danh các trưng ĐH kêu gi sinh viên chuyn khon đóng hc phí, mua bán tài liu hc tp, thm chí quyên góp đ ng h qu “Vì bin, đo Vit Nam”…

Tân sinh viên dễ bị rơi vào các chiêu trò lừa đảo. Ảnh: Tân sinh viên nhập học vào Trường ĐH Công thương TP.HCM năm nay

 

Những ngày gần đây, nhiều trường ĐH đã lên tiếng cảnh báo việc xuất hiện những tài khoản mạo danh nhà trường yêu cầu sinh viên chuyển khoản học phí, quyên góp để cộng điểm rèn luyện. Các trường cũng đồng thời đưa ra những khuyến cáo để sinh viên không bị rơi vào các chiêu trò lừa đảo, dẫn đến cảnh bị “tiền mất tật mang”.

Mo danh đ la thu hc phí

Ngày 10-9, Trường ĐH Tài chính – Marketing có thông tin cảnh báo người học về thủ đoạn lừa đảo đóng học phí tinh vi. Theo nhà trường, những ngày gần đây, xuất hiện đối tượng lừa đảo gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho sinh viên giới thiệu là người của Trường ĐH Tài chính – Marketing. Người này thông báo rằng sinh viên có khoản nợ học phí và hướng dẫn đóng tiền học phí vào một tài khoản.

Trường ĐH Tài chính – Marketing cảnh báo việc giả mạo nhà trường yêu cầu sinh viên chuyển khoản học phí

Nhà trường khẳng định không thực hiện thông báo học phí đến sinh viên qua hình thức gọi điện hoặc nhắn tin. Thay vào đó, các hình thức đóng học phí đều được trường quy định rõ tại các thông báo và đăng trên cổng thông tin đào tạo của trường cũng như tài khoản của từng sinh viên. Do vậy, nhà trường khuyến cáo sinh viên, phụ huynh không thực hiện theo các hướng dẫn, không chuyển tiền vào các tài khoản khác theo yêu cầu của người lạ. Cùng với đó, các thắc mắc liên quan đến học phí sẽ được Phòng Tài chính – Kế toán của trường hỗ trợ giải quyết.

Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp nhà trường) cho biết, hiện nay, các đối tượng lừa đảo rất tinh vi, thường nhắm vào sinh viên, phụ huynh, nhất là các tân sinh viên. Phụ huynh và sinh viên nên kiểm chứng các cuộc gọi từ những cá nhân, đơn vị lạ ngoài giờ hành chính, các nhóm hoặc các đường link để đảm bảo an toàn; không chuyển mã OTP cho các cá nhân có những cuộc gọi hướng dẫn nhận tiền hỗ trợ, học bổng…

Tuyt đi không chuyn khon trưc khi kim chng rõ thông tin

Tại Trường ĐH Sài Gòn, hành vi lợi dụng tài khoản ảo còn nhằm rao bán, trao đổi tài liệu trong các nhóm cộng đồng sinh viên. “Những trường hợp này yêu cầu sinh viên chuyển khoản trước hoặc yêu cầu đặt cọc bằng cách chuyển tiền vào số tài khoản bất kỳ và sau đó tiến hành chặn tài khoản của sinh viên sau khi nhận được tiền” – đại diện nhà trường cho hay.

Tin nhắn giả mạo gửi thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Công thương TP.HCM

Chính vì vậy, nhà trường khuyến cáo sinh viên cần chú ý khi mua bán, trao đổi tài liệu. Các em nên hẹn gặp trực tiếp để kiểm tra tài liệu rồi mới tiến hành trả tiền trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuyệt đối không chuyển khoản trước khi kiểm chứng rõ để tránh bị lừa đảo.

Đáng nói hơn, đối tượng còn ra văn bản giả mạo kêu gọi sinh viên đóng quỹ để được cộng điểm rèn luyện. Cụ thể, văn bản giả mạo có tên “Thư kêu gọi ủng hộ quỹ vì biển, đảo Việt Nam năm 2024”; trong đó kêu gọi sinh viên tham gia ủng hộ tùy khả năng, điều kiện để được cộng điểm rèn luyện.

Giả mạo Trường ĐH Sài Gòn ra văn bản kêu gọi sinh viên đóng quỹ

Phía nhà trường khẳng định, hiện trường không có bất kỳ văn bản nào kêu gọi sinh viên quyên góp để ủng hộ quỹ như trên. Sinh viên cần cảnh giác. Khi thấy những tin nhắn kêu gọi ủng hộ, quyên góp mang danh nghĩa Trường ĐH Sài Gòn trên mạng xã hội, sinh viên cần liên hệ cố vấn học tập, văn phòng khoa hoặc các kênh thông tin chính thống của nhà trường để được xác minh thông tin chính xác.

Bên cạnh đó, các em cần cảnh giác trước thông tin từ các nguồn không rõ ràng, không chính thống; nhất là từ các tài khoản trên mạng xã hội không rõ đối tượng quản lý. “Sinh viên không nên theo dõi thông tin hoặc tham gia các trang, nhóm trên mạng xã hội (như Zalo, Facebook…) không do các đơn vị, phòng ban nhà trường quản lý. Đặc biệt là các trang, nhóm do những đối tượng bên ngoài trường tạo ra và sử dụng trái phép logo, tên thương hiệu của trường” – đại diện nhà trường tiếp tục lưu ý.

Theo thông báo t Trưng ĐH Ngoi ng – Tin hc TP.HCM, vào thi đim thí sinh làm th tc nhp hc năm nay, mt s đi tưng không phi là cán b, chuyên viên, sinh viên ca trưng tham gia vào nhóm tư vn tuyn sinh vi nhng mc đích cá nhân. Nhà trưng lưu ý sinh viên không liên h các cá nhân đ hi v s tài khon, tránh trưng hp chuyn khon hoc thanh toán hc phí sai đa ch.

Bên cnh đó, mt s cá nhân qung cáo các khóa hc tiếng Anh, tin hc và công vic đa cp, sinh viên cn cn trng, tìm hiu k. Nhà trưng cho biết các kênh thông tin tư vn nhp hc, xét tuyn ca trưng luôn có nhân s trc, sinh viên, thí sinh liên h trc tiếp đ đưc h tr chính xác nht. Ph huynh và hc sinh không nên tham kho các ngun tin không chính thng; tuyt đi không nhn vào các đưng dn nm ngoài các kênh, nhóm chính thng ca trưng đ tránh b k xu li dng xâm nhp, đánh cp tài khon, thông tin cá nhân.

Trước đó, vào thời điểm đón tân sinh viên năm nay, Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng đã phát cảnh báo gấp việc có tin nhắn mạo danh nhà trường thu học phí nhập học đối với thí sinh. Theo đó, tin nhắn mạo danh được soạn với nội dung mời thí sinh đến nhập học, trường ưu đãi 3 triệu đồng cho 2.000 thí sinh nhập học sớm kèm link tra cứu kết quả, số điện thoại liên hệ…

ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM) chia sẻ, trước việc một số thí sinh nhận được tin nhắn thông báo nhập học lạ có tên là tên viết tắt của trường, trường đã nhanh chóng phát đi cảnh báo đến thí sinh và nhắc nhở các em chỉ thực hiện việc đóng lệ phí nhập học theo hướng dẫn của trường; tuyệt đối không đóng qua các kênh lạ khác.

Ông Sơn cũng cảnh báo sinh viên về những nguy cơ từ việc sử dụng mạng xã hội trong đó có các chiêu thức lừa đảo hoặc thông tin sai lệch đòi hỏi các em phải biết cách kiểm tra nguồn gốc thông tin để giảm thiểu, phòng tránh rủi ro, nhất là rủi ro bị mất tiền…

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)