Công ty Airseas của Pháp đã phát triển một chiếc diều có tên Seawing, họ tin nó có thể kéo được cả một con tàu chở hàng lớn di chuyển trên biển. Việc này cắt giảm 20% mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải carbon cho việc vận chuyển hàng hóa trên biển.
Con diều tạo ra "cuộc cách mạng" giảm khí thải
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, ngành vận tải biển chiếm khoảng 3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu – đó là lý do tại sao cần phải thay đổi cấp thiết, Vincent Bernatets, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Airseas cho biết.
Diều Seawing được thử nghiệm trên một con tàu chở hàng do Airbus.
Nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như amoniac xanh, đang được phát triển, nhưng chúng đắt tiền và Bernatets lập luận rằng sẽ mất nhiều thập kỷ trước khi có cơ sở hạ tầng để triển khai chúng trên quy mô lớn.
“Trong khi chờ đợi, chúng ta có thể làm gì?” ông đặt câu hỏi. “Đó là nơi mà việc sử dụng gió là tối quan trọng.”
Trong khi thuyền đã chạy bằng sức gió trong nhiều thiên niên kỷ, Seawing sử dụng công nghệ tiên tiến để làm cho nó phù hợp với thế kỷ 21. Diều là một chiếc dù, giống như của người lướt ván diều, và được thả qua một cột buồm có thể gập lại, cũng được sử dụng để thu diều và cất đi khi không cần thiết. Bản thân chiếc diều cũng được điều khiển bởi phần mềm lái tự động hoạt động từ một chiếc hộp bên dưới con diều,. Hộp này được gắn vào con tàu bằng một sợi cáp dài 700 mét cung cấp năng lượng và gửi dữ liệu đến và đi từ con tàu.
“Điều khác biệt của nó với các giải pháp gió khác là cánh diều không chỉ bị gió kéo và tàu kéo lại", Bernatets nói.
"Thay vào đó, nó bay theo nút thắt số 8, nhân lên hiệu ứng kéo của luồng không khí để tạo ra thứ mà ông gọi là “sức mạnh điên rồ”.
“Thêm vào đó, chúng tôi lấy gió ở độ cao 300 mét so với mặt biển, nơi nó mạnh hơn 50%".
Sự kết hợp trên “giải thích tại sao lại có thể tạo ra sức mạnh to lớn đối với một hệ thống rất nhỏ gọn, đơn giản ở mũi tàu và có thể được trang bị thêm trên bất kỳ con tàu nào, không chỉ những con tàu mới,” ông nói.
"Seawing", một con diều khổng lồ cánh parafoil rộng 250m², lần đầu tiên được thử nghiệm trên biển. Nó đã kéo thành công Ville de Bordeaux, một con tàu chở hàng tổng trọng tải 21.528 tấn, theo trang Interesting Engineering.
Công ty dự định sẽ có khoảng nửa năm thử nghiệm và kiểm tra trước khi con tàu thực hiện chuyến du hành thực tế xuyên Đại Tây Dương.
"Chúng tôi tự hào có một giải pháp có thể giúp tàu giảm lượng khí thải ngay bây giờ. Đồng thời đẩy nhanh quá trình khử carbon của ngành hàng hải trong những năm tới”, ông Vincent Bernatets, giám đốc điều hành của Airseas, tuyên bố.
Ông cũng cho biết công ty đã làm việc với một số chủ hàng lớn và lắp đặt một số hệ thống đẩy Seawing cho các tàu chở hàng.
Hiện Airseas đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống Seawing đầu tiên cho khách hàng "K" Line (Kawasaki Kisen Kaisha, Ltd).
Hệ thống này đã được lắp đặt trên một tàu chở hàng rời Capesize vào tháng 12-2022. Đây là tàu đầu tiên trong số 5 tàu của K Line trang bị Seawing.
Tàu chở hàng rời, trọng tải 210.000 DWT chạy bằng khí LNG và được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nihon sẽ là tàu thứ hai có Seawing. Việc lắp đặt sẽ diễn ra sau khi con tàu được giao vào năm 2024.
Công nghệ buồm của Airseas có thể thuận lợi để lắp đặt trên các con tàu với thời gian chỉ vài ngày.
Nếu các thử nghiệm diễn ra thuận lợi theo đúng kế hoạch, Airseas sau đó sẽ tiếp tục với một loại dù lượn khác với độ rộng hơn 1.000 mét vuông sẽ bay ở độ cao 300 mét so với mực nước biển, cắt giảm khoảng 20% mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải. Công nghệ buồm của họ có thể thuận lợi để lắp đặt trên các con tàu với thời gian chỉ vài ngày.
Công nghệ diều khổng lồ Seawing là gì?
Seawing kết hợp công nghệ diều với hệ thống điều khiển bay tự động do ngành hàng không vũ trụ tạo ra để thu năng lượng gió. Hệ thống này giúp giảm trung bình 20% lượng khí thải và mức tiêu thụ nhiên liệu của các con tàu, theo công ty.
Công nghệ Seawing được gắn chốt vào tàu và chiếm ít không gian trên boong. Nó có thể được đặt trên hầu hết các loại tàu, không bị hạn chế bởi giới hạn chiều cao và không cản trở hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Cánh diều hoặc cánh buồm tĩnh chỉ có lực kéo bằng 1/10 so với Seawing, vốn bay linh hoạt với tốc độ hơn 100km/h trên quỹ đạo hình số 8. Diều bay cao 200m trong không trung để đón những cơn gió mạnh hơn, ổn định hơn.
Theo Hiệp hội Windship quốc tế, đến cuối năm 2023 sẽ có 50 tàu chạy bằng sức gió.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)