Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh giác với “bẫy” việc nhẹ lương cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tin li d d, ha hn tìm “vic nh lương cao”, nhiu ngưi tr đã b la bán sang Campuchia phc v cho nhiu mc đích khác nhau. Đi đi đâu chưa thy, ch thy trưc mt nhng chui ngày tăm ti, không biết ngày tr v.


Tin nhn cu cu ca nn nhân. Ảnh: P.B

Sau thời gian tiếp cận, nạn nhân đồng ý thì bị đưa sang cửa khẩu và được người của công ty đón về nơi làm việc. Tuy nhiên, ở nơi gọi là “thiên đường” đó không có việc gì khác ngoài lên mạng chiêu dụ “con mồi” đánh bạc trực tuyến; bị đánh đập, chích điện, giam trong nhà kho… chờ ngày gia đình chuộc về; thậm chí bị bán cho mục đích khác. Chỉ sau một thời gian ngắn đưa người sang cửa khẩu trót lọt, các đối tượng ra sức đánh đập tàn nhẫn và chuyển hình ảnh vật vã của nạn nhân cho người thân để đòi khoản tiền chuộc lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tan tành gic mng đi đi

Nạn nhân đau đớn, ám ảnh với những trận đòn nơi xứ người. Ở quê nhà, người thân ngày đêm trông ngóng trong vô vọng, mất ăn mất ngủ đến tiều tụy thể xác lẫn tinh thần. Không dừng lại ở đó, cuộc sống nghèo khó cơm ngày hai bữa lo chưa xong đã phải đối diện với khoản nợ khổng lồ khi tìm mọi cách chuộc con.

Sau khi thực hiện việc lừa người sang bên kia biên giới, nạn nhân bị đưa về điểm thuộc các đường dây cờ bạc trực tuyến. Nhiệm vụ của các nạn nhân là lên mạng tìm người tham gia đánh bạc, đến khi không còn khả năng “săn mồi” thì bị đánh đập, bán sang công ty khác hoặc đòi tiền chuộc. Theo đó, mỗi lần chuộc từ 3.000 USD trở lên, ở càng lâu thì mức chuộc càng cao.

V.Đ. (tỉnh Bình Dương) là một trong những nạn nhân như thế. Vì gia cảnh khó khăn nên Đ. không thể tiếp tục việc học và xin làm công nhân gần nhà. Thời gian này, tin lời kẻ xấu, Đ. nhận lời lên TP.HCM làm việc. Tuy nhiên, khi đến TP.HCM, kẻ xấu đưa Đ. và một số người nữa sang Campuchia với lời hứa: “Công việc rất nhàn ở một tập đoàn lớn, lương 20 triệu đồng/ tháng, bao ăn ở”. Thực tế, công ty nơi Đ. làm việc là một đường dây đánh bạc trực tuyến xuyên quốc gia. Cũng như những người bị lừa sang đây, mỗi ngày Đ. phải chiêu dụ 10-20 người đánh bạc trực tuyến, nếu không làm theo hoặc tìm cách trốn thoát sẽ bị xích lại và đánh đập.

Cứ nghĩ con mình lên TP.HCM làm việc, người mẹ trẻ của Đ. chưa kịp mừng đã thấp thỏm lo khi nhận tin báo con đã bị đưa sang Campuchia. Những ngày đầu, chị S. (mẹ Đ.) còn đều đặn nhận tin nhắn, cuộc gọi của con nhưng thưa dần sau đó. Linh tính của người mẹ là có chuyện không lành với con và đúng như vậy, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn với hình ảnh con bị đánh và lời nhắn chuộc con dồn dập gửi về.

Một nạn nhân khác là N.M. cũng bị lừa sang Campuchia cách đây gần một năm. Từ miền Bắc vào TP.HCM làm công nhân, công việc bấp bênh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nghe lời tỉ tê của người mới quen trên mạng xã hội, M. đã không do dự, quyết thay đổi môi trường sống và làm việc. Cuộc sống mới “muốn gì được đó” như giới thiệu đó là cuộc sống trong bốn bức tường nhà kho ẩm thấp nơi xứ người và chưa biết ngày về khi gia đình không có tiền chuộc.

Nhng tháng ngày đen ti

Trong số nhiều nạn nhân, không phải ai cũng may mắn được trở về quê nhà, thoát khỏi những tháng ngày đen tối. Câu chuyện của người trở về như một lời cảnh tỉnh cho những ai, nhất là người trẻ đang nuôi mộng… đổi đời hay vì thiếu cảnh giác bị lừa sang xứ người.

Cách đây chưa lâu, một bạn trẻ bị lừa sang Campuchia đã lấy trộm máy điện thoại nhắn tin cho người quen cầu cứu khi người này có ý định sang Campuchia chuộc người. Những dòng tin dài, không mấy trật tự vì tâm trí hoảng loạn được hiểu: “Mình ở đối diện Casino Nữ thần. Mình bị chuyển qua nhiều công ty rồi bị đánh đập, chích điện, làm không được”. Mẹ mình bị ung thư đêm nào cũng khóc mà công ty bắt chuộc 5.000 USD. Hãy cứu mình…”.

Hay như H., cô gái 17 tuổi bị lừa sang cửa khẩu và ngay lập tức bị sang tay cho một nhóm người. H. chỉ biết, nơi cô ở là Sihanouk, còn lại không biết gì ngoài những trận đòn, cơn sốt triền miên hành hạ thân thể bé nhỏ, mức tiền chuộc và ý định sắp tới của kẻ xấu.

Nhận tin, từ quê nhà An Giang, mẹ của H. ngày đêm không ngủ. Là người mẹ, hơn ai hết mẹ hiểu những gì khác thường ở con gái mình, dù không gặp mặt. Chị biết, những dòng tin nhắn kia không phải do con mình nhắn mà là của người quản lý. Trước đó, họ đưa ra giá chuộc con lên tới 3.500 USD, tuy nhiên gia đình không thể kiếm đâu ra số tiền quá lớn khi phải chạy ăn từng bữa. Số tiền chuộc ngày càng đội lên cao… kèm lời dọa “bán vào tụ điểm mại dâm”. 

Để “moi” tiền chuộc, các đối tượng ra tay đánh đập, khống chế nạn nhân nhắn tin, gọi điện nói theo ý của chúng về mức giá, cách thức chuyển tiền, giao người… Có trường hợp giá chuộc quá cao, gia đình không có khả năng phải vay mượn khắp nơi với hy vọng cứu con nhưng tiền đã chuyển, bên kia không giao người.

“Các đối tượng rất ranh ma, nhiều gia đình nạn nhân đã chuyển khoản theo yêu cầu nhưng không giao người tại điểm hẹn và đòi thêm tiền chuộc. Thêm nữa, khi biết rõ gia đình nạn nhân bằng mọi cách chuộc con mình về thì kẻ xấu tiếp tục giở trò, đưa ra giá cao hơn nhiều lần, nếu không sẽ bán người cho mục đích khác”, anh P.B., người trực tiếp đến Campuchia thỏa thuận giao tiền và nhận người mới đây, nói.

Ông T.T.V. (ngụ huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh), có nhiều năm làm ăn ở thủ đô Phnôm Pênh – Campuchia cảnh báo, với chiêu trò giúp tìm “việc nhẹ lương cao”, rất nhiều thanh niên nam nữ bị lừa sang đó. Có người bị bán ngay tại cửa khẩu cho công ty khác và bắt đầu chuỗi ngày làm việc không lương để trừ khoản nợ mà họ đã bỏ tiền ra mua và chẳng biết khi nào hết nợ.

“Biết tôi có quan hệ làm ăn bên đó, nhiều người liên hệ cầu xin cứu con, tìm ra nơi giam giữ để nắm tình hình nhưng ngoài khả năng của tôi. Ở đó là những nơi phức tạp, họ sẵn sàng ra tay bằng nhiều cách và bất cứ lúc nào. Hơn nữa, các công ty này liên tục chuyển địa điểm, hoạt động tinh vi..”, anh V. nói.


Các nn nhân b la bán sang Campuchia đã đưc chuc

Ngày 2-7, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ 7 đối tượng (cùng ngụ tại Tây Ninh) trong đường dây đưa gần 200 người qua Campuchia trái phép. Theo đó, các nạn nhân đều bị dụ dỗ sang bên kia biên giới làm “việc nhẹ lương cao” thông qua mạng xã hội.

Trước thực trạng nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội để rao thông tin tuyển dụng “việc nhẹ lương cao” trong thời gian qua, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Người trẻ cần tỉnh táo, cảnh giác trước những lời rủ rê, dụ dỗ sẽ tìm việc làm lương cao, công việc nhẹ nhàng và từ chối nhận những khoản tiền của người lạ.

Đặc biệt là trao đổi, tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè… trước những lời mời làm việc ở xứ người. 

“Không chỉ người lạ mà ngay cả bạn bè, mình cũng tỉnh táo, cân nhắc bởi họ cũng là nạn nhân. Cần tránh xa và cần thiết báo cơ quan chức năng về những nhóm người hay lân la quán cà phê, cổng KCX-KCN tìm cách tiếp cận, chiêu dụ với lời hứa giúp tìm việc nhẹ lương cao”, M., nạn nhân vừa trở về sau 6 tháng bị giam giữ, đánh đập ở xứ người chia sẻ.

Anh Trn

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)