Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh giác với “Thử thách Momo”

Tạp Chí Giáo Dục

Sau trào lưu “Th thách cá voi xanh”, gn đây cng đng mng li xôn xao trưc trò chơi “Th thách Momo” (Momo challenger) trên kênh YouTube dành cho thiếu nhi. Đi tưng trò chơi này nhm đến là tr em, thông qua nhng li đe da, xúi gic thc hin hành vi t gây sát thương.

Tr em là đi tưng “Th thách Momo” nhm đến

Nhng v t sát t “Th thách Momo”

“Thử thách Momo” đã dấy lên mối lo ngại cho nhiều phụ huynh sau vụ tự sát gây chấn động của bé gái 12 tuổi ở Ingeniero Maschwitz, Argentina vào ngày 29-7-2018. Thi thể của cô bé được tìm thấy trên một cây xanh sau nhà trong tư thế treo cổ. Cảnh sát sau đó đã vào cuộc điều tra và phát hiện trong điện thoại của bé gái có rất nhiều video chứa nhiều hình ảnh và tin nhắn gửi tới người được cho là Momo trong ứng dụng điện thoại Whatsapp. Từ căn cứ này, cảnh sát đã tìm ra được một đối tượng tình nghi khoảng 18 tuổi. Người này đã nhắn tin và xúi giục cô bé tự tử. Vào tháng 2-2019, tại nước Anh lại tiếp tục xảy ra trường hợp muốn tự tử do ảnh hưởng của “Thử thách Momo”. Nạn nhân là bé Callie Astill (7 tuổi), thường xuyên có những biểu hiện lạ như đờ đẫn, khi đến trường không dám đi vệ sinh một mình, thường xuyên la hét đòi về nhà, thậm chí tự đập đầu vào tường trong cơn hoảng loạn. Tìm hiểu nguyên nhân, mẹ của bé là Victoria Turner mới vỡ lẽ khi phát hiện nhân vật Momo trong những bộ phim hoạt hình bé xem trên YouTube. Được biết, “Thử thách Momo” cũng đã gây ra vụ tự sát của em Manish Sarki (18 tuổi) ở Ấn Độ và 3 bé trai khác ở Pháp, Bỉ và Philippines.

Theo lý giải của cơ quan điều tra nước Anh, tham gia trò chơi “Thử thách Momo”, người chơi sẽ được cung cấp số điện thoại (tên Momo) với gương mặt đáng sợ của một người phụ nữ tóc ngang vai, trán cao, mắt to như lồi ra ngoài, miệng rộng tới mang tai, cằm ngọn hoắt. Thông qua ứng dụng nhắn tin miễn phí, Momo sẽ gửi hướng dẫn, nhiều hình ảnh kinh dị và giao hàng loạt thử thách cho người chơi. Tuy nhiên, kèm theo thử thách là những lời đe dọa sẽ giết chết người chơi và người thân trong gia đình nếu ngừng chơi, tiết lộ cho người khác biết hoặc không tuân thủ luật chơi theo quy định. Trước sự nguy hiểm của trò chơi chết người, cảnh sát các quốc gia có nạn nhân bị ảnh hưởng bởi Momo đã đưa ra các cảnh báo phụ huynh cẩn trọng vì Momo đã trà trộn vào các đoạn phim dành cho trẻ em trên ứng dụng YouTube kids để xúi giục các em làm hại bản thân.

Cn s kết hp gia gia đình và nhà trưng

Có thể nói, “Thử thách Momo” không chỉ nguy hiểm đối với trẻ em nước ngoài, mà với trẻ em Việt Nam cũng là điều cần cảnh báo vì nhu cầu xem phim hoạt hình để giải trí và học tiếng Anh khá phổ biến. Là một trong số thiếu niên đã phát hiện ra Momo trong bộ phim hoạt hình Peppa Pig trên kênh YouTube, em Nguyễn Thái Nhất Huy (học sinh lớp 9/8 Trường THCS Trần Phú, quận 10) xác nhận, trong một phần của phim hoạt hình Peppa Pig, Momo đã xuất hiện và yêu cầu chú heo tự sát, chú heo đã nghe lời và dùng dao tự đâm vào đầu và mắt mình khiến người xem sợ hãi. Trong một đoạn khác lại xuất hiện lời đe dọa (bằng tiếng Anh) của nhân vật Momo là một giọng đàn ông với nội dung đầy mùi chết chóc: “Xin chào, tôi là Momo. Tôi là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn. Tôi định giết bạn. Tôi sẽ giết bạn. Tối nay tôi sẽ ngủ cùng bạn và đến sáng thì bạn tiêu đời. Hãy nhìn vào mắt tôi, tôi sẽ không nói dối, bạn sẽ chết. Cắt chân của bạn và bạn sẽ không bao giờ thấy tôi. Cắt cổ tay của bạn và cha mẹ bạn cũng sẽ không bao giờ nhìn thấy tôi. Những giấc mơ ngọt ngào bé nhỏ. Hãy coi chừng tôi”.

Theo cảm nhận của Huy, lời đe dọa rùng rợn bằng tiếng Anh này khá đơn giản nên học sinh cấp 1 và cấp 2 đều có thể hiểu được, chưa kể những em học tiếng Anh tăng cường. Do đó, Huy cho rằng thầy cô cần phổ biến cho học sinh để các em phòng tránh. Đồng tình với việc cảnh báo cho học sinh, bà Nguyễn Minh Phượng, phụ huynh em Trương Chí Hài (lớp 5/2, Trường THCS Trần Bình Trọng, quận 5) cho rằng khoảng 2 tuần nay nhiều phụ huynh ra sức cấm cản con em xem phim hoạt hình trên YouTube, đó là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nhiều em vẫn lướt internet vô tư vì nghĩ cha mẹ chỉ nhắc nhở như mọi khi. Theo bà Phượng, nếu muốn bảo vệ các em, phụ huynh cần giảng giải cho con hiểu rõ. Đồng thời nhà trường cũng cần cảnh báo cho học sinh biết rõ vấn đề và cách phòng tránh trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm do tâm lý học sinh rất nghe lời thầy cô giáo.

Theo nhận định của bà Nguyễn Phương Linh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững), trên không gian mạng ngày càng có nhiều trò chơi nguy hiểm như “Thử thách cá voi xanh” hoặc “Thử thách Momo”. Có thể do trẻ em tò mò mà chơi thử, nên nếu bảo trẻ đừng tham gia hay đừng chơi game sẽ rất khó khăn. Lúc này điều quan trọng là phải nâng cao ý thức của trẻ, để trẻ tự ra quyết định loại trừ trò chơi nguy hiểm. Bà Linh khẳng định: “Việc ngăn chặn những trò chơi gây hại cho trẻ em cần có sự tham gia của gia đình và nhà trường. Vì cha mẹ và thầy cô là những người gần gũi trẻ, có cơ hội quan sát hàng ngày để biết trẻ có tham gia, có bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm hay không, nhằm kịp thời ngăn chặn để bảo vệ con em mình”.

Trước nguy cơ trẻ bị tấn công bởi những trò chơi nguy hiểm trên mạng, bà Linh cho rằng, bên cạnh vai trò của gia đình và nhà trường, cơ quan chức năng và doanh nghiệp công nghệ phải cùng vào cuộc hỗ trợ ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền cho cộng đồng nhằm có những giải pháp phối hợp hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả nhất.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)