Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cảnh giác với thực phẩm chứa chất ma túy

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cùng với các loại thực phẩm “bẩn” tẩm ướp hóa chất để bảo quản được lâu ngày, một số mặt hàng ăn uống có chứa chất ma túy cũng đã xuất hiện đang trở thành hiểm họa khôn lường cho người tiêu dùng, nhất là giới trẻ…

Bánh lười được rao bán trên mạng. Ảnh: I.T

Luồn theo mọi ngõ ngách

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan TP.HCM) thời gian gần đây có nhiều lô hàng đi qua đường hàng không được phát hiện là các loại thực phẩm có chứa hợp chất Pseudoephedrine dùng sản xuất ma túy đá, nếu không giám định thì khó phát hiện đó là thực phẩm chứa chất ma túy. Sau khi phát hiện 4 cây đường thốt nốt, kẹo dừa, cá khô, rau câu gửi đi Úc trọng lượng 5kg của một chủ nhân ở Tân Biên (Đồng Nai) lên sân bay có dấu hiệu khả nghi, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh đã nhờ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM can thiệp. Kết quả giám định nhanh của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP đã xác định 4 mẫu chất dạng bột màu vàng nâu chứa 2kg tiền chất loại dùng sản xuất ma túy đá. Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ vận chuyển chất gây nghiện dưới dạng thực phẩm ăn được.

Theo báo cáo của ngành hải quan TP.HCM, mỗi năm đã phát hiện và thu giữ hơn 100kg chất ma túy và tiền chất dùng để sản xuất ma túy đá và heroin. Điều đáng nói là số ma túy bị thu giữ nằm trong vỏ bọc tinh vi bằng các loại thực phẩm như thịt hộp, cà phê, mắm ruốc, được vận chuyển dưới dạng quà biếu rất lịch sự có dấu hiệu gia tăng.

Thời gian gần đây ngoài con đường đi vào từ các cửa khẩu, các loại thực phẩm như kẹo, bánh ngọt, kẹo cao su, rượu… còn được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, Internet để thu hút người mua nhất là các bạn trẻ. Ngô Văn M. – một thanh niên ở TP.HCM kể, trong một lần đi du lịch ở phía Bắc, M. đã được một người bạn thân giới thiệu một loại bánh lạ có tên là “bánh lười” đang được một số người tìm mua. Sau này khi tìm hiểu thông tin chàng trai 30 tuổi mới biết “bánh lười” thực chất là một loại ma túy được chế biến dưới dạng bánh ngọt để thu hút khách hàng và qua mặt dễ dàng các cơ quan chức năng. Cũng thời gian đó Phòng Công tác tội phạm về ma túy (Công an TP.Hà Nội) đã bắt quả tang một ổ nhóm chuyên chế ma túy dạng “bánh lười”. Đây là công nghệ chiết xuất tính chất ma túy có trong cần sa được các đối tượng học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài đem về nước để cho ra đời một loại thực phẩm gây nghiện cho người dùng.

Có thể nói, “bánh lười” được bán trực tiếp qua tay và công khai trên mạng là không phải một loại bánh ngọt bình thường như người ta lầm tưởng mà thực chất là một loại ma túy nguyên liệu chủ yếu là bột mì, trái cây khô, chocolate trộn với tính chất cần sa rồi nhào nặn thành bánh mang tên “bánh lười” với giá từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/bánh tùy theo trọng lượng và kích thước.

Nói không với “viên đạn bọc đường”

Do có chứa thành phần chính là cần sa có chứa chất melatonin nên khi ăn ma túy sẽ ngấm nhanh vào máu khiến cho người dùng có cảm giác “đi mây về gió” sau đó gây hưng phấn và tạo ra những ảo giác do “phê” từ từ. Ăn xong bánh, toàn cơ thể buồn ngủ chỉ muốn nằm một chỗ không muốn làm việc gì nữa nên mới gọi là “bánh lười”. Vì có nhiều tác hại đối với hệ thần kinh và gây ra ảo giác nên loại bánh nguy hiểm này đã được các BS đưa ra khuyến cáo về tác hại của nó đối với sức khỏe con người nhất là hệ thần kinh của giới trẻ.

PGS.TS Hồ Bá Do – Viện phó Viện Thực phẩm chức năng trao đổi, hàm lượng melatonin trong bánh gấp nhiều lần với hàm lượng melatonin trong cơ thể con người nên có thể gây suy hô hấp tạm thời và khiến cho người dùng lâm vào trạng thái mê man. Đây là thủ phạm nguy hại gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, kích động hệ thần kinh. Làm đông máu nội mạch là những nguy cơ dẫn đến những cái chết đột ngột. Người sử dụng cần sa lâu ngày sẽ bị tổn thương các tế bào não làm cho hệ thần kinh bị suy nhược, rối loạn nhận thức trí nhớ không làm chủ được hành vi suy nghĩ bản thân. 

Thượng tá Bùi Đức Thiêm – Phó Trưởng phòng 5 (Cục Cảnh sát đấu tranh về tội phạm ma túy) cho biết, theo quy định của pháp luật, cần sa là loại ma túy nằm trong nhóm 1, tức là loại nguy hiểm nhất không được chấp nhận trong y khoa và có khả năng gây nghiện cao. Đây là kiến thức phổ thông mà giới trẻ cần phải nắm để tránh xa đồng thời nói không với các loại thực phẩm có chứa ma túy như các loại bánh kẹo được chế biến từ cây cần sa có tính chất ma túy để tăng cường sức khỏe bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội trong đó có những “viên đạn bọc đường” giết chết con người nhẹ nhàng êm ái giống như “bánh lười” đang lén lút rao bán như hiện nay.

Cục Cảnh sát điều tra TP.HCM về ma túy đã có những quy định nghiêm ngặt để có hành lang pháp lý bền vững nhằm xử lý nghiêm những đối tượng mua bán cần sa núp bóng dưới các loại thực phẩm. Thượng tá Bùi Đức Thiêm – Phó Trưởng phòng 5 (Cục Cảnh sát đấu tranh về tội phạm ma túy) cho biết, theo quy định của pháp luật, cần sa là loại ma túy nằm trong nhóm 1, tức là loại nguy hiểm nhất không được chấp nhận trong y khoa và có khả năng gây nghiện cao. Đây là kiến thức phổ thông mà giới trẻ cần phải nắm để tránh xa và nói không với các loại thực phẩm có chứa ma túy như các loại bánh kẹo được chế biến từ cây cần sa có tính chất ma túy để tăng cường sức khỏe bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội trong đó có những “viên đạn bọc đường” giết chết con người nhẹ nhàng êm ái giống như “bánh lười” đang lén lút rao bán như hiện nay.

Hương Thủy 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)