Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Cảnh giác với vốn ngắn hạn

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Việt Nam thành công trong việc thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức từ chính thành công này. Đó là nhận xét của ông Noritaka Akamatsu – chuyên gia cao cấp về tài chính của ngân hàng thế giới tại Việt Nam.

Hiện tượng đang diễn ra ở Việt Nam là bộ ba bất khả thi. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi cho thấy chúng ta không thể duy trì một chính sách tiền tệ độc lập trong khi cố định tỷ giá hối đoái của mình và duy trì tự do hóa dòng chảy tài khoản vốn. Một trong những nguyên nhân đối với thách thức này đó là Việt Nam đang cố gắng neo giá đồng tiền của mình theo USD. Điều đó có nghĩa là khi một lượng vốn nước ngoài chảy vào thì NHNN phải bơm ra rất nhiều tiền để mua lại ngoại tệ này để ổn định được tỉ giá hối đoái. Nhưng khi NHNN “bơm tiền” ra để ổn định tỉ giá hối đoái thì có nghĩa lượng cung tiền quá lớn. Rõ ràng đây là nguyên nhân lạm phát tiền tệ. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam rất ấn tượng trong năm 2007. 

Tổng vốn FDI giải ngân trong năm 2007 là 6,5 tỉ USD. Vốn đầu tư gián tiếp lớn, bên cạnh đó vốn ODA đạt 17 tỷ USD. Tổng mức thặng dư vốn là 7 tỷ USD. Điều đó cho thấy Việt Nam đang có đầu tư ròng lớn.Một thách thức nữa đối với dòng vốn, đó không chỉ là vốn đầu tư trực tiếp mà là đầu tư gián tiếp trong đó bao gồm cả vốn ODA. Năm 2007 dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là 2,4 tỉ USD, khoảng cách giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có sự chênh lệch. Đầu tư trực tiếp thông thường ít cam kết hơn so với gián tiếp. Chúng ta không biết chắc chắn được dòng tiền đó khi chảy vào có ở lại với thị truờng Việt Nam lâu hay đảo nguợc dòng, chảy ra bên ngoài. Tôi nghĩ rằng dòng vốn đầu tư gián tiếp có thể dễ dàng chảy ra khỏi Việt Nam bởi vì các dòng vốn vào theo định hướng dài hạn hơn ngắn hạn do thị trường Việt Nam còn nhỏ, kể cả thị trường trái phiếu cũng như cổ phiếu. Tính thanh khoản của thị trường cũng hạn chế nên không thể dễ dàng rút ra khỏi thị trường. Nếu họ muốn rút ra một cách nhanh chóng thì sẽ phải chịu thiệt lớn. Vì vậy hầu hết các nhà đầu tư đến đây đều hướng mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh không phải nhà đầu tư nào cũng có định hướng dài hạn. Chính phủ Việt Nam phải hết sức cảnh giác với những dòng vốn ngắn hạn đó. Thách thức ở đây là làm thế nào để phân biệt dòng vốn dài hạn và ngắn hạn. Tôi nghĩ sẽ rất khó khăn để phân biệt vì chúng ta thiếu thông tin.

Một vấn đề nữa tôi muốn chia sẻ là năng lực thể chế của các tổ chức tài chính Việt Nam. Hiện nay, năng lực này còn rất yếu, đặc biệt là năng lực điều phối quản lí rủi ro, cần được củng cố. Làm thế nào định hướng được những quyết định đầu tư dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. Khi có tiêu chuẩn thận trọng về đầu tư, chúng ta sẽ có điểm xuất phát rất tốt để phòng tránh rủi ro. Như vậy mỗi tập đoàn tài chính Việt Nam phải có năng lực quản lí rủi ro. Không chỉ năng lực của từng tập đoàn riêng lẻ mà đồng thời trên tổng thể thị trường vốn Việt Nam phải có hệ thống tài chính ổn định trong bối cảnh biến động như hiện nay.

Quốc Anh (dddn)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)