Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Cảnh sát bảo vệ hành tinh – nghề thu nhập gần 200.000 USD/năm của NASA

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Nhiệm vụ của người bảo vệ hành tinh không chỉ giúp Trái Đất tránh khỏi các sinh thể ngoài vũ trụ như vi khuẩn, mà còn bảo vệ các dạng sống trong không gian khỏi chúng ta.
Nỗi lo lắng mơ hồ việc người ngoài hành tinh ngày nào đó không chỉ trở thành sự thật, mà còn ôm giấc mộng thôn tính Trái Đất vẫn luôn hiện hữu. Do đó, NASA có một chức vụ ít ai hay biết: "Cảnh sát bảo vệ hành tinh".
Với mức lương “siêu khủng” lên tới 187.000 USD mỗi năm, chức vụ này đảm bảo cho bạn khoản thu nhập khá lớn, ít nhất đến ngày tận thế thực sự xảy ra.
Nhiệm vụ của người bảo vệ hành tinh không chỉ bảo vệ Trái Đất khỏi các sinh thể ngoài hành tinh như vi khuẩn, mà còn là bảo vệ các dạng sống trong không gian khỏi chính chúng ta.
Một tàu đổ bộ Viking được khử trùng trước chuyến đi đến Hỏa tinh vào những năm 1970.
Một tàu đổ bộ Viking được khử trùng trước chuyến đi đến Hỏa tinh vào những năm 1970. 
Từ lâu, con người đã hy vọng tìm thấy sự sống ngoài không gian. Chỉ riêng trong Hệ Mặt Trời, có ít nhất 5 hành tinh có thể có sự sống ngoài Trái Đất. 5 hành tinh có dấu vết của nước từng xuất hiện là Hỏa tinh, Mặt trăng Europa của Mộc tinh, vệ tinh Ganymede (vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Mộc tinh), Mặt trăng Enceladus của Thổ tinh và Diêm Vương tinh.
Việc phát hiện và tìm sự sống đòi hỏi phải gửi những tàu thăm dò robot hoặc thậm chí là con người để khám phá. Robot có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc các chất gây ô nhiễm sinh học khác từ Trái Đất và con người – không gì khác chính là một sinh thể gây ô nhiễm khổng lồ.
Nếu sinh vật nào đó trên Trái Đất bị lạc ở hành tinh khác, hai vấn đề có thể xảy ra: Sự nhiễm bẩn này khiến chúng ta khó chắc chắn liệu sinh vật vừa phát hiện có nguồn gốc từ hành tinh vừa khám phá hay vốn có sẵn từ lúc ở Trái Đất. Tồi tệ hơn, nếu sự sống ngoài hành tinh tồn tại, “những vị khách không mời” đến từ Trái Đất có thể gây ô nhiễm môi trường ở hành tinh mới, thậm chí tiêu diệt sự sống tại đây.
Cảnh sát bảo vệ hành tinh được thành lập sau khi Hiệp ước ngoài vũ trụ được ký kết năm 1967.
Cảnh sát bảo vệ hành tinh được thành lập sau khi Hiệp ước ngoài vũ trụ được ký kết năm 1967.
Nhưng ô nhiễm được mang từ ngoài không gian về Trái Đất luôn là điều khiến chúng ta lo lắng hơn hết. Khi các phi hành gia thực hiện chuyến du hành đến Mặt Trăng đầu tiên bằng tàu Apollo vừa mới trở lại Trái Đất, họ bị cách ly ba tuần để đảm bảo không mang về bất kỳ sinh vật bất thường nào từ Mặt Trăng.
Điều này không thể xảy ra khi Mặt Trăng là nơi không có không khí, nước và do đó đây có khả năng là môi trường vô trùng. Nhưng thực tế, vài thứ đáng sợ đã xảy ra.
Khi phi hành đoàn tàu Apollo 12 trở về Trái Đất, họ mang về chiếc máy ảnh từ tàu không gian không người lái Surveyor 3, hạ cánh trên Mặt Trăng hai năm rưỡi trước đó. Các nhà khoa học của NASA kiểm tra máy ảnh và vô cùng ngạc nhiên, họ phát hiện tập hợp nhỏ các vi khuẩn strep nằm sâu bên trong.
Strep là loài vi khuẩn đặc hữu của Mặt Trăng. Có thể vi khuẩn trên Trái Đất vô tình được đưa lên tàu Surveyor và bằng cách nào đó đã sống sót trong môi trường Mặt Trăng.
Phân tích sau đó cho thấy không có kịch bản nào là đúng. Máy ảnh thực sự đã bị vi khuẩn trong phòng thí nghiệm “xâm chiếm” sau khi quay trở lại Trái Đất. Tuy nhiên, vụ việc này là lời cảnh báo quá trình lây lan vi khuẩn hay những sự sống bất thường từ thế giới này sang thế giới khác là rất dễ dàng.

Không chỉ bảo vệ Trái Đất, cảnh sát bảo vệ hành tinh phải đảm bảo không để bất kỳ ô nhiễm nào do địa cầu gây ra cho phần còn lại của vũ trụ.
Công việc của Cảnh sát Bảo vệ Hành tinh giúp đảm bảo các trường hợp rò rỉ sinh học tương tự không xảy ra, không chỉ đối với những phi hành gia trở về từ bên ngoài hành tinh mà còn với cả robot thăm dò. Điều này đặc biệt quan trọng khi NASA tiếp tục nhiệm vụ Trả lại mẫu vật từ Sao Hỏa bị trì hoãn từ lâu.
Như tên gọi của nó, công việc này chủ yếu thu thập mẫu đất và đá từ Hỏa tinh, vận chuyển trở lại Trái Đất để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nhằm ngăn ngừa ô nhiễm lan ra bên ngoài, các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sẽ được thiết lập như khử trùng phòng lắp ráp tàu vũ trụ, song song khử trùng cả tàu không gian trước khi đi vào hoạt động.
Cuối cùng, tàu vũ trụ sẽ tự hủy để giúp giữ mọi thứ nguyên sơ. Ngày 21/9/2003, sau 8 năm quay quanh Mộc tinh, tàu vũ trụ Galileo già cỗi đã tự sát. Nó lao xuống bầu khí quyển của hành tinh nhằm đảm bảo rằng Galileo sẽ không vô tình đâm vào Europa, Ganymede hoặc bất kỳ Mặt Trăng Jovian nào khác có thể đang che giấu mầm sống.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)