Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Cánh tay robot của người khuyết tật

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, 5 ging viên ca Trưng ĐH Duy Tân đã chế to ra cánh tay robot tng hai hc sinh b khuyết tt cánh tay Qung Nam. Qua đó giúp các em rt nhiu trong sinh hot và hc tp…

Thy Đng Ngc S hưng dn em Trn Đăng Khoa s dng tay robot

Những ngày sau khi được các giảng viên hỗ trợ lắp cánh tay robot, không chỉ hai em Phan Trọng Hiếu và Trần Đăng Khoa (học sinh Trường THCS Nguyễn Huệ, huyện Đại Lộc) mà cả gia đình các em đều rất vui mừng. Việc có thêm cánh tay robot hỗ trợ đã giúp các em rất nhiều trong sinh hoạt cũng như học tập. Bà Nguyễn Thị Ngọc Đào (mẹ em Phan Trọng Hiếu, bị khuyết tật hai tay) xúc động nói: “Mỗi lần nhìn con loay hoay với hai cùi tay cụt, tôi rất đau lòng. Bây giờ nhờ có các thầy cô giáo giúp cho cánh tay, nhìn con vui khi có cánh tay mới, có thể thực hiện được nhiều việc từ sinh hoạt cá nhân đến học tập tôi rất hạnh phúc”.

Bà Đào cho biết 4 năm trước, trong khi đi chăn bò giúp bố mẹ, Hiếu không may vướng phải mỏ quả mìn, khiến nó phát nổ. Hiếu bị cụt mất hai bàn tay, liệt chân. Dù bị khuyết tật hai tay nhưng Hiếu vẫn quyết tâm đến trường học chữ. Để viết được chữ như các bạn, Hiếu đã bảo mẹ dùng hai ống nhựa lắp vào hai cổ tay và cắm cây bút vào để viết. “Bây giờ em không chỉ tự mình soạn sách vở, pha nước uống mà còn có thể tự đi xe đạp được rồi”, Hiếu hồ hởi nói.

Chung tâm trạng với Hiếu, em Trần Đăng Khoa phấn khởi cho biết: “Em bị mất một bàn tay trái bẩm sinh. Ngày nhỏ đến trường thi thoảng bạn bè hay trêu chọc nên em tự ti lắm, em ngại chơi với các bạn và cả với mọi người. Em luôn mơ ước có được cánh tay nhưng bố mẹ không có điều kiện. Bây giờ được các thầy cô giáo tặng tay giả, em thấy thoải mái trong sinh hoạt và tự tin hơn nhiều”.

Cô Lê Thanh Thảo (người có ý tưởng làm ra cánh tay robot hỗ trợ các em học sinh) kể lại: “Tôi nảy ra ý tưởng nhờ một lần tình cờ đọc được bài viết về cậu học trò Phan Trọng Hiếu dùng ống nhựa để cầm bút thay bàn tay”. Sau khi có ý tưởng, nhóm Robotica của Trung tâm Điện – Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân được các giảng viên liên kết thành lập nhanh chóng bắt tay thực hiện dự án Cánh tay Robot để hỗ trợ cho người khuyết tật. Thầy Đặng Ngọc Sỹ (thành viên của nhóm Robotica) cho biết: “Để có được một cánh tay robot có thể sử dụng như cánh tay thật của con người, nhóm Robotica đã phải thiết kế nhiều chi tiết với độ chính xác tuyệt đối. Mỗi chi tiết như ngón tay, bàn tay và các khớp nối, gân cơ tay sau khi thiết kế được mô phỏng 3D trên phần mềm Solidworks trước khi đưa qua máy in 3D. Các chi tiết khi in mất khá nhiều thời gian (trung bình in 3D một chi tiết mất 6 tiếng đồng hồ, có chi tiết “ngốn” tới 15 tiếng), và để có được một sản phẩm chuẩn xác phải thử nghiệm in đi in lại nhiều lần. Bên cạnh đó, nhóm đã trực tiếp về Quảng Nam để tiếp xúc với người nhận cánh tay nhằm đo kích thước chính xác, tính toán lực các kết cấu phù hợp với chiều dài cánh tay khuyết tật cụ thể. Vì vậy sau khi hoàn thành, cánh tay robot đã đạt chuẩn với độ nhỏ gọn phù hợp, nhẹ, có tính thẩm mỹ cao, giúp người sử dụng có thể thực hiện việc cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau”.

Vi cánh tay robot, em Phan Trng Hiếu đã có th t đp xe sau nhiu năm mi sinh hot đu ph thuc vào m

Thầy Sỹ cho biết thêm, để thử nghiệm sự tương thích, nhóm đã về Quảng Nam 3 lần để đo đạc, lắp thử các mẫu cánh tay giả cho các em. Cụ thể, lần 1 về đo đạc kích thích, cỡ tay…; lần thứ 2 về lắp phiên bản đầu tiên chỉ đạt hiệu quả tầm 50%; lần thứ 3 khi hoàn thiện, kết quả thành công. Sau khi lắp cánh tay robot, các em đã có thể cầm ly uống nước, cầm chén đũa ăn cơm… Riêng em Hiếu đã có thể đi xe đạp vững với cánh tay giả. Nhóm thiết kế rất vui khi hỗ trợ được các gia đình khó khăn và mang đến niềm vui, sự tự tin cho các em nhỏ.

Sau thành công với các cánh tay giả tặng cho hai học sinh kể trên, hiện nhóm tiếp tục chế tạo thêm những cánh tay robot phiên bản 3 mới để trao tặng cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian tới, nhóm đặt mục tiêu nâng cấp thiết kế các cánh tay thông minh có lắp cảm biến biết “hiểu” giúp nhận diện tín hiệu từ thần kinh trung ương và chỉ thị đến các cơ bắp để thực hiện các chuyển động, giúp người khuyết tật có thể khắc phục được nhiều vấn đề khó khăn hơn trong cuộc sống.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)