Hội nhậpThế giới 24h

Cạnh tranh đất hiếm thêm nóng

Tạp Chí Giáo Dục

Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc gần như vẫn luôn giữ vị thế là nhà khai thác và xuất khẩu đất hiếm thành phẩm lớn nhất thế giới, nhưng hiện Mỹ, đồng minh và đối tác đang tăng cường tự chủ

Có vai trò quan trọng cho nhiều ngành công nghệ, đặc biệt đối với linh kiện bán dẫn, nên đất hiếm cũng ngày càng trở thành lĩnh vực cạnh tranh căng thẳng giữa nhiều bên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất đối với nguyên liệu này.

Mỹ cùng đồng minh, đối tác tăng cường tự chủ

Tờ Nikkei Asia đưa tin Nhật Bản sẽ chính thức khai thác đất hiếm từ bùn dưới đáy biển sâu tại khu vực ngoài khơi đảo san hô Minami-Torishima thuộc khu vực Thái Bình Dương và nằm cách Tokyo khoảng 1.900 km về phía đông nam. Quá trình khai thác sẽ bắt đầu từ năm 2024.

Để khai thác đất hiếm từ nguồn trên, Nhật Bản phải áp dụng công nghệ mới và tiến hành khai thác ở độ sâu từ 5.000 – 6.000 m. Thêm vào đó, khu vực mà Nhật Bản khai thác có hải lưu rất mạnh, gây nên một thách thức lớn. Tuy nhiên, nước này đã đạt được những thành công đáng kể trong việc nghiên cứu để khai thác. Quốc hội Nhật Bản cũng đã họp bất thường và thông qua khoản ngân sách 6 tỉ yen (khoảng 44 triệu USD) để phân bổ thêm cho dự án khai thác trên.

Thông tin trên được truyền đi sau khi hồi đầu tháng, Nhật Bản công bố Chiến lược An ninh quốc gia mới. Trong đó, Tokyo nhấn mạnh: “Nhật Bản sẽ hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào các quốc gia khác, tiến hành các cơ sở sản xuất và phát triển chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, đồng thời đảm bảo nguồn cung ổn định cho các hàng hóa quan trọng, bao gồm cả đất hiếm”.

Cạnh tranh đất hiếm thêm nóng - ảnh 1

Một khu vực khai thác khoáng chất liên quan đất hiếm ở California, Mỹ. REUTERS

Liên quan lĩnh vực này, trang Mint mới đây dẫn lời Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh khẳng định nước này đã từng bước tự chủ về nguồn đất hiếm. Cụ thể, ông Jitendra Singh cho biết việc khai thác và sản xuất Monazite, nguồn khoáng sản đất hiếm chính ở Ấn Độ, đang đạt khoảng 4.000 tấn mỗi năm và công suất hạ tầng được thiết kế có thể lên đến 10.000 tấn mỗi năm.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của giới làm chính sách tại Mỹ đang đề xuất dỡ bỏ một số hạn chế về môi trường nhằm tăng cường khai thác đất hiếm vì Mỹ có trữ lượng lớn khoáng sản liên quan đất hiếm. Giữa năm nay, Lynas – một công ty chuyên về khai thác và sản xuất đất hiếm của Úc – đã ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD với Bộ Quốc phòng Mỹ để xây dựng một cơ sở phân tách đất hiếm hạng nặng. Cơ sở này được đặt tại bang Texas (Mỹ) và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2025. Trong quân sự, vũ khí ngày nay phụ thuộc vào công nghệ điện tử rất nhiều, nên đất hiếm cũng đóng vai trò then chốt về vũ khí.

Một đồng minh khác của Mỹ là Úc thời gian qua cũng tăng cường khai thác, sản xuất đất hiếm bởi đây là mảng mà nước này có nhiều thế mạnh. Washington và Canberra từ vài năm qua đã đẩy mạnh hợp tác về khai thác và sản xuất đất hiếm.

Giảm quyền lực của Trung Quốc

Thực tế, không chỉ hành động riêng rẽ, từ đầu năm 2021, đối thoại “bộ tứ an ninh” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) đã đưa ra thông cáo chung về việc tăng cường hợp tác trong việc tái cấu trúc để “tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn cho chất bán dẫn”, bao gồm vấn đề đất hiếm vốn rất cần thiết cho hầu hết lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là chất bán dẫn.

Reuters đưa tin quân đội Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành “các cuộc tập trận tấn công” ở vùng biển và không phận xung quanh Đài Loan vào ngày 25.12. Trong một tuyên bố ngắn, Chiến khu miền đông thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nhấn mạnh cuộc tập trận là: “Một phản ứng kiên quyết đối với sự leo thang của tình trạng thông đồng và khiêu khích hiện nay từ Mỹ và Đài Loan”.

Minh Trung

PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) phân tích: “Năm 2010, để chống lại Nhật, Trung Quốc đã sử dụng đất hiếm như một vũ khí. Điều này khiến cho Nhật Bản cùng một số nước nhìn thấy lỗ hổng địa chính trị của họ khi xảy ra bất đồng với Trung Quốc”. Chính vì thế, bên cạnh việc hợp tác sản xuất chất bán dẫn với TSCM, các thành viên của “bộ tứ” còn cam kết xây dựng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng về chip bán dẫn và vật liệu công nghệ bao hàm đất hiếm.

Trong khi đó, theo tờ The National Interest, thống kê đến hết năm 2021, Trung Quốc chiếm 60% sản lượng hợp chất đất hiếm thành phẩm và nước này cũng chiếm 37% trữ lượng khoáng chất tự nhiên liên quan đất hiếm. Theo đó, suốt nhiều năm qua, Trung Quốc gần như vẫn luôn giữ vị thế là nhà khai thác và xuất khẩu đất hiếm thành phẩm lớn nhất thế giới. Từ năm 2018, Trung Quốc cũng trở thành nhà nhập khẩu trung gian đất hiếm thô lớn nhất thế giới để chế biến. Tuy nhiên, phân tích trên tờ The National Interest cũng chỉ ra rằng từ cuối thập niên 1980, Trung Quốc đã khai thác và chế biến quá mức đất hiếm dẫn đến không ít hệ quả về môi trường.

Theo Hoàng Đình/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)