Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Cao đẳng: Thi 3 chung nhưng không muốn dùng chung kết quả

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Niềm vui của TS sau khi ra khỏi phòng thiNăm nay là năm Bộ GD-ĐT lần đầu tiên tổ chức thi 3 chung đối với hệ CĐ.

Các trường CĐ thở phào nhẹ nhõm vì Bộ “đỡ” cho một khâu quan trọng là ra đề thi. Nhưng đối với thí sinh (TS), liệu 3 chung có là một thuận lợi?

Thi CĐ: tấm vé “vớt”  cho TS?

Học CĐ luôn là phương án thứ 4 (sau khi nguyện vọng 1, 2, 3 ở ĐH thất bại) cho các TS trước khi tìm đến cơ hội cuối cùng học trung cấp. Xét ở khía cạnh nào đó thì thi vào CĐ cũng “cam go” không kém ở ĐH – ĐH là “sân chơi” dành cho những TS có học lực trung bình khá trở lên, còn CĐ thường là “đất” của những TS có học lực trung bình “dụng võ”. Điểm khác biệt lớn là từ năm 2008 dù phải đi đường “vòng” nhưng nhiều trường hợp đã tạo cơ hội để các TS học CĐ học liên thông lên ĐH. Chính vì vậy, tỷ lệ chọi năm nay ở các trường CĐ khá cao. Cụ thể, Trường CĐ Giao thông Vận tải năm học 2008-2009 tuyển 2.350 chỉ tiêu nhưng số hồ sơ đăng ký dự thi lên đến hơn 29.000 TS và số đến dự thi là 23.314 TS, tỷ lệ chọi gần 1/10. Trường CĐ Nội vụ Hà Nội (CĐ Văn thư lưu trữ trung ương cũ) cũng có tỷ lệ chọi không kém CĐ Giao thông Vận tải. 6.913/11.994 TS dự thi cho 700 chỉ tiêu, điểm chuẩn vào trường năm 2007 cao nhất là 21đ và thấp nhất là 19,5đ. Tỷ lệ chọi tại các trường CĐ sư phạm cũng rất cao như CĐ Sư phạm Trung ương 10.624 TS dự thi để lấy 1.250 chỉ tiêu hay như CĐ Sư phạm Hà Nội 3.234 TS dự thi để chọn 900 chỉ tiêu.

Tuy tỷ lệ chọi cao nhưng các trường CĐ cũng phải đối mặt với một thực tế là “trúng tuyển ảo”. Theo đánh giá của lãnh đạo nhiều trường CĐ thì gọi số lượng TS là một bài toán nhạy cảm. Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó phòng Đào tạo của Trường CĐ Giao thông Vận tải cho biết, trường thường chỉ gọi TS 1 lần là đủ chỉ tiêu trong khi tại các trường CĐ khác, bài toán này lại không đơn giản như vậy. Ông Triệu Văn Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Nội vụ Hà Nội khẳng định, chủ trương của trường là gọi những TS có đăng ký dự thi vào trường trước nhưng đợt 1 không bao giờ đủ chỉ tiêu. Trước kia, Bộ có cho phép các trường CĐ được “vượt chỉ tiêu” thêm 20-30% dự phòng thì những năm gần đây, con số này không còn nữa. Trường phải tự tính toán, tự quyết định và thường không dám mạo hiểm phiêu lưu nhiều. Chính vì vậy, CĐ Nội vụ thường phải gọi tới lần thứ ba mới đủ chỉ tiêu.

Từ chối dùng chung kết quả

Năm 2008, lần đầu tiên các trường CĐ tổ chức thi 3 chung như các trường ĐH. Các trường CĐ đều thấy nhẹ nhõm vì “gánh  nặng” ra đề thi đã được Bộ GD-ĐT “mang” giúp. Nhưng nhiều trường không muốn sử dụng kết quả chung. Ông Triệu Văn Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Nội vụ Hà Nội khẳng định lựa chọn của trường là những TS đăng ký dự thi vào trường. Nếu gọi không đủ trường mới xét tới nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 nhưng là lấy kết quả của tuyển sinh ĐH. Ông Cường lý giải, sở dĩ ưu tiên tuyệt đối cho những TS đăng ký dự thi vào trường là do đây là những TS có ý nguyện gắn bó với trường. Lấy kết quả của các trường CĐ khác (kết quả này không có gì khác nhau) thì thật khó, bởi đa phần những TS này sẽ chỉ chọn trường như là “bến đỗ tạm”. Hàng năm, trường đã “tiễn” khoảng 20-30 sinh viên tìm đường học ĐH. Bà Trần Thị Nga, Hiệu phó Trường CĐ Sư phạm Trung ương cũng khẳng định trường sẽ không lấy kết quả của những TS dự thi trường CĐ khác không những đối với những ngành năng khiếu mà cả những ngành khác. Dù không lấy kết quả xét tuyển từ các trường CĐ khác thì hàng năm, trường cũng vẫn có một số lượng nào đấy sinh viên tìm mọi cách ra đi sau khi học xong năm thứ nhất. Cũng sau năm thứ nhất, CĐ Giao thông Vận tải thường phải chứng kiến khoảng 200 sinh viên ra đi.

Từ lâu, tâm lý của nhiều sinh viên thường coi CĐ là “ga xép” trước khi tiến tới thi bằng được vào ĐH. Các trường CĐ cũng nhận thức rõ vấn đề này và thường e dè khi tuyển những TS không đăng ký dự thi vào trường mình. Tuy nhiên, dù lý do gì đi nữa thì quyết định này của trường cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của các TS trên một sân chơi bình đẳng ở cả ba tuyến: thi chung ngày, chung đề và chung kết quả.

Nghiêm Huê


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)