Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cao điểm của cao điểm chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn mt tháng trưc, TP.HCM thc hin giãn cách xã hi toàn TP theo Ch th 15 ca Thng Chính ph, ri nâng cp đ lên Ch th 10 ca UBND TP; tuy nhiên tình hình dch bnh vn din biến vô cùng phc tp. Theo đó t 0 gi ngày 9-7, TP.HCM đã phi nâng cp đ giãn cách lên mc cao nht – giãn cách xã hi toàn TP theo Ch th 16 ca Thng Chính ph trong vòng 15 ngày. 15 ngày này đưc xem là cao đim ca cao đim chng dch trên đa bàn TP.HCM…


Phó Th tưng Vũ Đc Đam th sát mt đim phong ta ti P.Tân Thi Nht, Q.12, TP.HCM ngày 8-7. Ảnh: VGP

Nhiu nơi mc đ an toàn chưa ti 10%

Với cả chục ngàn ca mắc, chiếm khoảng 40% số ca mắc trong cả nước, TP.HCM đang là điểm nóng Covid-19 của nước ta. Nhiều ngày liên tục, TP ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trên 1.000 ca. Phần lớn các ca mắc đều được phát hiện trong khu cách ly, vùng phong tỏa nhưng cũng có vài chục đến 100 ca mắc trong cộng đồng.

Theo Bản đồ an toàn Covid-19, thuộc Bộ Y tế, toàn TP.HCM có gần 50.000 địa điểm không an toàn (chiếm gần 83%). Các điểm này nằm tại TP.Thủ Đức và 21/21 quận, huyện. Trong đó nhiều nhất là Q.12 với khoảng 14.700 điểm; Hóc Môn gần 9.900 điểm; Tân Bình gần 5.200 điểm; Bình Chánh trên 4.700 điểm; Tân Phú và Tân Bình, mỗi nơi đều trên 3.200 điểm; Củ Chi trên 2.500 điểm. Đây là 7 quận, huyện có mức đánh giá an toàn cực kỳ thấp – dưới 14%, cá biệt Q.12 chỉ có hơn 2%, Hóc Môn chưa tới 5%, Bình Tân và Bình Chánh chỉ 7-8%… Ngoài gần 50.000 điểm không an toàn, TP còn có trên 1.300 điểm có rủi ro. Hiện TP.HCM chỉ có hơn 9.000 điểm an toàn; trong đó có 10 quận, huyện có mức an toàn trên 50%, Q.10 có mức an toàn cao nhất là gần 75%…

Trong đợt dịch này, các ổ lây nhiễm tập trung ở gia đình, nơi làm việc, đặc biệt là chợ đầu mối, công ty, doanh nghiệp… như Công ty Nidec Sankyo (TP.Thủ Đức), công ty trong hẻm 42 đường Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh), cửa hàng Satra Food – 20-22 Châu Văn Liêm (P.10, Q.5), chợ đầu mối Hóc Môn, chợ Sơn Kỳ, chợ Tân Hương, chợ đầu mối Bình Điền, chợ khu phố 2 – P.An Lạc và chợ Bình Trị Đông (Q.Bình Tân)…

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dịch bệnh tại các công ty, doanh nghiệp là do những cơ sở này hoạt động trong môi trường máy lạnh, giao lưu tiếp xúc nhiều trong thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh xâm nhập và lây lan. Còn dịch bệnh lây lan tại các chợ là do sự giao lưu, tiếp xúc, mua bán không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch…

Do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại TP và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên thời gian qua, cả chính quyền và người dân TP ra sức chống dịch nhưng công tác kiểm soát dịch bệnh vẫn còn nhiều thách thức, nhất là chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh và giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho rằng, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, TP xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa; xem đây là cuộc chiến thực sự, chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch – TP triển khai áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày trên địa bàn toàn TP bắt đầu từ 0 giờ ngày 9-7-2021.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp cần thiết khác…

Đồng thời UBND TP cũng kêu gọi người dân TP ủng hộ và chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

“Thi gian vàng” đ kim soát Covid-19

Có thể nói 15 ngày giãn cách toàn TP theo Chỉ thị 16 là “thời gian vàng” để TP.HCM, đặc biệt là ngành y tế TP cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Y tế, các bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành dốc toàn lực kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, ngành y tế và lực lượng tuyến đầu chống dịch tiếp tục tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của TP; Tăng cường năng lực xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân, người lao động có trọng tâm, trọng điểm; Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao và các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…

Về công tác thu dung, điều trị, đợt bùng phát dịch thứ 4 này, chỉ trong vòng một tháng rưỡi, số trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn TP đã lên tới cả chục ngàn người. Các kịch bản ứng phó dịch bệnh Covid-19 của ngành y tế TP liên tục phải thay đổi từ 5.000 giường lên 10.000 giường, 17.000 giường, 20.000 giường. Theo đó, bên cạnh 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19, chỉ trong mấy ngày đầu tháng 7, TP đã có thêm 5 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị (BVDC TDĐT) Covid-19 với tổng quy mô trên 12.000 giường đi vào hoạt động. Đó là BVDC TDĐT Covid-19 số 1 (ký túc xá thuộc ĐHQG) với quy mô 4.000 giường; BVDC TDĐT Covid-19 số 2 (khu nhà tái định cư ở Q.12) – 2.000 giường; BVDC TDĐT Covid-19 số 3 (khu nhà tái định cư ở TP.Thủ Đức) – 3.000 giường và BVDC TDĐT Covid-19 số 4 (khu nhà tái định cư ở huyện Bình Chánh),  BVDC TDĐT số 5 ở Q.5…

Về nhân lực cho các BVDC này, theo Sở Y tế TP thì có: “Hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP cùng  hàng nghìn nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) đang công tác tại các BV TP, BV quận, huyện và các BV trực thuộc bộ, ngành được điều động luân phiên đến công tác. Mỗi đợt luân phiên là 4 tuần, trong thời gian luân phiên các y, bác sĩ sẽ lưu trú tại các BVDC, không trở về nhà”. 

Cũng theo Sở Y tế, 4 BVDC này chuyên tiếp nhận và điều trị cho các F0 mới được phát hiện, không triệu chứng. Với những trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch, hiện TP đã có các BV chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu (quy mô 1.000 giường) tại các BV Bệnh Nhiệt đới, Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương, Đa khoa Khu vực Thủ Đức, Chợ Rẫy (chỉ dành cho người lớn) và Nhi đồng 2, Nhi đồng TP (chỉ dành cho trẻ em). Ngoài ra TP còn có 4.000 giường (tại các BV Phạm Ngọc Thạch; Trưng Vương; dã chiến Củ Chi; điều trị Covid-19 Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Thủ Đức) để tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng.

Sở Y tế cũng đã giao Trung tâm Cấp cứu 115 bố trí các kíp cấp cứu và xe cấp cứu thường trực 24/7 tại các BVDC để kịp thời vận chuyển người bệnh chuyển nặng đến các BV chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 nặng. Ngoài ra, Trung tâm Cấp cứu 115 còn được giao nhiệm vụ liên hệ và điều phối xe vận chuyển chuyên dùng phục vụ chống dịch Covid-19 đến các điểm cách ly tạm để vận chuyển F0 đến các BVDC TDĐT. Mục tiêu của ngành y tế TP là nỗ lực cao nhất để hạn chế thấp nhất số ca mắc và số ca tử vong do Covid-19.

Hòa Triu

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)