Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cặp bài trùng của “làng giáo” Đà Nẵng

Tạp Chí Giáo Dục

H ngi chung bàn, chung lp thi đi hc, chung trưng trong nhng tháng năm đu bưc vào ngh giáo. Ri cùng nhau trao gi yêu thương xây dng mt mái m gia đình. Chưa hết, hai năm liên tiếp k t ngày gii thưng Võ Trưng Ton ghi nhn cng hiến ca các nhà giáo m rng Đà Nng, h ln lưt đưc vinh danh. Nhiu đng nghip khi nhc v h đu gi bng cm t mến yêu: “Cp bài trùng” ca làng giáo Đà Nng!

Thy Thun và cô Thư ti bui l trao gii Võ Trưng Ton 2016

Đó là câu chuyện về đôi vợ chồng nhà giáo Phan Thanh Thuận – Tổ trưởng Tổ Toán – Tin, Trường THPT Tôn Thất Tùng (Q.Sơn Trà) và cô giáo Bùi Thị Thư, GV dạy toán – Trung tâm GDTX số 1, TP.Đà Nẵng.

Chung mt tình yêu

“Năm nay, mình vinh dự được nhận giải thưởng Võ Trường Toản. Năm trước, anh Thuận chồng mình cũng được vinh dự này. Nghề giáo, vui nhất là được đồng nghiệp mến, học trò quý mến và hạnh phúc nhất là khi nhìn thấy học trò trưởng thành, đỗ đạt. Đó chính là phần thưởng quý nhất!”, cô Thư bộc bạch.

Lớp Sư phạm toán khóa 1982-1986 của Trường ĐHSP Huế có một cặp đội SV thật đặc biệt. Đó là hai giáo sinh Bùi Thị Thư và Phan Thanh Thuận. Cô Thư sinh ra và lớn lên trong lòng TP.Đà Nẵng, là nữ sinh Trường THPT Phan Châu Trinh. Tốt nghiệp lớp 12, cô chạm tay vào niềm ước mong trở thành giáo viên khi đỗ vào Khoa Toán, Trường ĐHSP Huế. Còn thầy Thuận sinh ra ở miền quê Quảng Trị đầy gió cát, cũng đến với mái nhà chung của ngôi trường sư phạm này bởi tình yêu dành cho môn toán. Họ được xếp ngồi chung bàn học! Cô Thư bảo: “Ngày đó chung một tình yêu dành cho môn toán, chung lớp, chung bàn… Nhưng mãi đến ngày trở thành giáo viên chung trường, cả hai mới tìm thấy điểm chung cuối cùng, đó là chung bạn đời tri kỷ!”. Đó là năm 1986, ngày tốt nghiệp đại học, cả hai đều nhận nhiệm vụ về giảng dạy tại Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), rồi một năm sau đó, họ nên duyên chồng vợ, đánh dấu sự gắn kết bền chặt sau suốt 4 năm chung bàn, chung lớp và một năm chung trường dạy học. Hai đứa trẻ lần lượt chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của đôi vợ chồng nhà giáo trẻ càng bồi đắp thêm tấm chân tình họ dành cho nhau, cùng nhau hướng về phía trước.

Cô Thư kể, năm 1994, thầy Thuận xin chuyển về Đà Nẵng. Một năm sau, cô Thư cũng chuyển về giảng dạy ở Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay TTGDTX số 1, TP.Đà Nẵng) để đoàn tụ gia đình. Cô Thư bấm đốt ngón tay: “Thoắt cái mà đã 31 năm gắn bó với nghề dạy học, 22 năm ở Trung tâm GDTX. Trên chặng đường ấy, cả hai vợ chồng đều đi cùng nhau. Đó là một hành trình đi từ bỡ ngỡ đến mến yêu”.

Tương h cho nhau trong tng bài dy

31 năm đứng trên bục giảng, cũng gần với ngần ấy thời gian cô Thư và thầy Thuận chung một mái nhà. Họ không chỉ luôn có nhau trong cuộc sống thường nhật để vun vén một gia đình hạnh phúc mà còn tương hỗ cho nhau trong mỗi bài soạn giáo án, chia sẻ với nhau trong các tình huống hỗ trợ học trò…

Cô Thư nói, đồng hành cùng học sinh GDTX, đồng nghĩa với việc nỗ lực gấp nhiều lần hơn trong giảng dạy, cốt sao để học trò tiếp thu kiến thức tốt nhất. May mắn là bên cô luôn có người bạn đời đồng hành. Ngoài giờ dạy, hai vợ chồng lại tỉ mẫn nghiên cứu, sáng chế các giáo cụ dạy học trực quan. Mỗi bài giảng, thầy cô đều làm một mô hình để minh họa cho phần lý thuyết, giúp học trò dễ hình dung và dễ dàng thực hiện các bước giải bài tập. Nhất là với các em HS GDTX, hầu hết các em sau buổi học ở lớp trở về rất ít có thời gian đi học thêm hoặc luyện tập ở nhà.  “Ngoài giờ dạy, hai vợ chồng thường trao đổi về chuyên môn để bổ sung cho nhau. Đồng thời thông qua đó mình thấy yêu và gắn bó với nghề hơn. Cũng như gắn kết hơn với người bạn đời khi mọi thứ trong cuộc sống đều có thể san sẻ cùng nhau”, cô Thư trải lòng. Với những phương pháp dạy học sáng tạo đó, dù công tác ở địa bàn vùng ven và học sinh GDTX nhưng học trò của cô Thư, thầy Thuận luôn đạt được những thành tích tốt. Cả hai vợ chồng đều được nhà trường và các cấp khen về thành tích dạy học, có nhiều đóng góp trong sáng tạo dạy học…

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh căn phòng khách – nơi hầu hết không gian vợ chồng cô Thư đều dành cho nghề giáo với những mô hình sáng tạo trong dạy học, các dụng cụ trực quan cùng những tấm ảnh kỷ niệm gia đình đầm ấm. Cô Thư chia sẻ: “Để hoàn thành nhiệm vụ, bên mình luôn có ông xã đồng hành. Chúng tôi luôn có nhau trên mỗi hành trình cuộc sống. Mình chăm lo cho gia đình còn anh ấy đảm đương việc dạy con cái. Đến nay cháu đầu đã làm bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, cháu thứ 2 theo nghề bố mẹ, đang học năm thứ nhất ĐHSP Huế, ngành Hóa học”.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)