Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cấp dưỡng ở lưng chừng đỉnh Hải Vân

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh cp dưng đâu cũng cn thiết, gia lưng chng đèo heo hút gió mây, cheo leo bên vc bin hàng trăm mét, thì ba cơm nóng canh ngt là điu kin tiên quyết giúp anh em công nhân m lòng, đ sc đ duy tu, sa cha thông đưng cho nhng chuyến tàu ngưc Bc, xuôi Nam qua cung đưng đèo him tr Hi Vân quan!

Sut 30 năm cp dưng trên cung đưng đèo, ch Hunh Th Kim Liên (qun Liên Chiu, Đà Nng) đã gn bó vi nơi này như ngôi nhà th hai ca mình

1. 7 giờ sáng, chuyến tàu mang biển hiệu E22 chầm chậm dừng ở ga Kim Liên (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng)! Chị Huỳnh Thị Kim Liên xách vội chiếc làn đựng thực phẩm, vội vã bước lên toa cuối đoàn tàu để quá giang đến ga Hải Vân 3. Chị bảo, thời gian thật nhanh, thoắt cái đã tròn 30 năm kể từ ngày chị có mặt trên cung đường đèo Hải Vân, làm cấp dưỡng phục vụ bữa ăn hàng ngày cho anh em công nhân đường sắt. Câu chuyện 30 năm bám đèo như cuốn phim quay chậm qua kí ức của chị Liên kể cho chúng tôi nghe trên toa tàu đưa chúng tôi lên với Hải Vân 3. Năm 1993, vào độ tuổi thanh xuân đẹp nhất đời người, chị Liên xin vào làm cấp dưỡng của công ty đường sắt ở Đà Nẵng. Chị được phân về phụ trách cấp dưỡng ở cung đường sắt Hải Vân 1 (Hải Vân Bắc), ga đầu tiên lên đèo Hải Vân tính từ Thừa Thiên – Huế vào. Dân gian có câu: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi”. Hang Dơi là điểm vực chênh vênh cách ga Hải Vân 1 không xa. Ngày đó chưa có điện sáng, chỉ ngọn đèn dầu leo lét giữa thăm thẳm đêm đen. Đèo heo hút gió, đêm đêm ngoài tiếng chim kêu vượn hú còn có tiếng sóng vỗ vào vách núi ì ầm. Công việc cấp dưỡng suốt ngày quần quật với bếp núc nên đôi khi cả tháng mới bám được một chuyến tàu ngang qua để về Đà Nẵng thăm nhà. Ban đầu nhớ nhà lắm, nhưng lâu dần cũng quen. Còn nhớ trận đại hồng thủy 1999, anh em tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đường sắt, chị cũng quần quật lo cơm nước cho anh em. Suốt cả tuần tới khi nước rút mới gọi về hỏi thăm ba má được. Cũng có khi mưa bão gây ách tắc, tàu khách đỗ lại ga tới mấy ngày, chị sẻ chia cho họ những phích nước sôi pha mì tôm cứu đói. Tàu rời ga, hành khách không quên gửi lời cảm ơn chân thành, trong lòng chị thấy vui.

2.Hơn 14 năm giữ bếp lửa ở cung đường Hải Vân 1, chị nhận nhiệm vụ lên cấp dưỡng ở cung đường ga đỉnh đèo (Hải Vân 2). Một năm sau, chị về cung ở ga Hải Vân 3. Anh em công nhân đi duy tu, sửa chữa ở đoạn đường nào, chị lại tay xách nách mang thực phẩm đến đó. Cắm trại, dựng bếp đỏ lửa để nấu cơm. “Cấp dưỡng ở khu vực khó, hiểm trở nên lúc nào bếp cũng phải sẵn sàng những thực phẩm có thể dự phòng được lâu nhỡ gặp khi mưa bão cả tuần không thể về phố đi chợ được. Phải thiết kế thực đơn làm sao cho hợp lý, đủ chất. Trồng thêm các loại rau quả để cải thiện bữa ăn phòng khi mưa bão. Nhiều lúc không có tàu dừng, phải cuốc bộ cả chục cây số, mưa cũng như nắng để đi mua thực phẩm. Lúc nào cũng trong tâm thế làm sao lo tròn bữa để đảm bảo sức khỏe cho anh em làm việc nặng nhọc”, chị Liên bộc bạch.

Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp, nhưng ít ai biết, công việc cấp dưỡng của chị cũng đối mặt với muôn vàn khó khăn. Khi còn ở Hải Vân 1, chị ngược ra mạn Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) để mua thực phẩm, đôi khi nhờ người quen gửi theo những chuyến tàu khi thời tiết xấu chị không xuống chợ được. Những năm về Hải Vân 2, Hải Vân 3 như bây giờ thì mỗi ngày chị theo những chuyến tàu có lịch dừng ngang ga để về Đà Nẵng. 5 giờ sáng chị tất bật ra chợ rồi đon đúng giờ tàu lên ga Kim Liên hoặc ga Đà Nẵng để lên đèo cho kịp nấu bữa trưa. Chiều, chị lại tất bật cho bữa cơm tối, dọn dẹp đâu vào đấy rồi ra ga đón tàu dừng. “Không phải chuyến tàu nào cũng dừng. Mỗi ngày may lắm chỉ đôi chuyến có lịch trình dừng tầm một phút. Phải sẵn sàng để kịp quá giang mà về. Chuyện đi bộ thường như cơm bữa!”, chị Liên nói.

Ngày nng cũng như ngày mưa, chuyn đi b vi ch Liên luôn din ra thưng tình mi khi không có tàu dng  ga

“Khó ai hình dung hết nhc nh trên cung đưng đèo. Nhưng đã quen vi cuc sng trên đnh gió mây vi anh em ri thì thy yêu ngh, yêu c nơi đnh núi cheo leo đy him tr này na. Đương nhiên s chn la nào cũng có phn hơn, phn thit!” – ch Liên nói.

3.Chiều, mưa nặng hạt. Áng chừng đã quá trễ vẫn không có tàu dừng. Chị bảo: “Mình phải về phố trước khi trời quá tối kẻo từ chặng đường về Kim Liên còn phải đi qua hai hầm tối dài hơn 1km nữa!”. Chị đi trước, chúng tôi theo sau, băng qua màn mưa để vượt chặng đường ngót gần chục cây số. Những bước chân không quen nhằn trên đá đường ray nghe đau tức. Chị nói, ban đầu chị cũng không quen nhưng vẫn phải đi. Vừa đi vừa lắng tai nghe tiếng phanh rít của những đoàn tàu ngang qua để tránh, tàu đổ đèo lúc nào cũng rất êm nếu không để ý thì rất nguy hiểm. Trời mưa, gặp rắn rít trên đường là chuyện thường nên lúc nào trên tay cũng cầm theo khúc cây nhỏ để phòng vệ. Nhìn những bước chân thoăn thoắt của chị, áng chừng, 30 năm cấp dưỡng trên đèo, hàng ngàn lần cuốc bộ về phố chắc chị đã đi được mấy vòng trái đất. Nhắc chuyện gia đình, đôi mắt chị trầm buồn: “Mấy trước khi hai cháu còn nhỏ vất vả lắm. Ngày lên đèo, tối về phải lo chu toàn những thứ cần thiết cho con, rồi gửi ông bà ngoại chăm sóc. Con đến trường cũng ông bà đưa đón, thương con thiệt thòi nhưng không thể khác được”.

Đang đi, chị chợt kéo chúng tôi tấp vào vách núi: “Tàu đang lên đèo!”. Vài phút sau đoàn tàu ngang qua thật! Chị đưa tay vẫy vẫy, hành khách bên trong những khung cửa sổ nở nụ cười tươi. Tiếng bánh xe nghiến xuống đường ray, đoàn tàu dài ngoằng oằn mình lượn qua cung đường đèo hiểm trở.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)