Về nội dung và thời lượng giáo dục, thay đổi nhiều nhất là ở cấp THPT khi so sánh giữa hai chương trình.
Tuy nhiên, ở chương trình GDPT 2018, cấp THPT chỉ có 6 môn học bắt buộc (ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; lịch sử). Mỗi học sinh phải chọn 4/9 môn học lựa chọn (địa lý; giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật); 1 hoạt động giáo dục bắt buộc (hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); nội dung giáo dục của địa phương; ngoài ra còn có môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 28,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn chỉ ra rằng, nếu ở chương trình cũ tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành, thì ở chương trình mới thay đổi đáng kể khi "địa phương và nhà trường được trao quyền chủ động và trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường".
Điểm tương đồng duy nhất mà Bộ GD-ĐT chỉ ra đó là yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Theo đó, Bộ GD-ĐT cho rằng: Về nội dung khoa học đối với các môn học, chương trình GDPT 2018 không có thay đổi quá nhiều so với chương trình GDPT 2006. Vì vậy, với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện tại của các nhà trường nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2006 thì về cơ bản vẫn đáp ứng để dạy học theo chương trình GDPT 2018 (chỉ khác căn bản là phương pháp và cách thức khai thác sử dụng theo yêu cầu mới).
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, để đáp ứng tốt mục tiêu của chương trình GDPT 2018, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường, nhất là các thiết bị dạy học theo yêu cầu mới, các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn…
Theo Tuyết Mai/TNO
Bình luận (0)