Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cắt bướu, bảo tồn thận cho người độc thận

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, các bác sĩ ca Bnh vin Bình Dân (TP.HCM) đã áp dng k thut không kp cung thn (zero ischemia) đ ct bưu ung thư và bo tn thn cho mt bnh nhân ch có duy nht mt qu thn.


TS.BS Phm Phú Phát đang tư vn cho mt bnh nhân

Đã suy thn còn mc ung thư

Cách nhập viện 3 năm, do thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, sụt cân không rõ nguyên nhân nên ông B.X.B. (51 tuổi, Bến Tre) đã đến cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra sức khỏe. Tại đây, các bác sĩ thông báo ông chỉ có một quả và đáng buồn là quả thận duy nhất này bị suy giai đoạn V nên ông phải lọc máu định kỳ.

Gần đây, ông B. lại nhận được tin, quả thận duy nhất có bướu phát triển dạng ung thư tế bào thận. Nghe tin dữ, tâm trạng ông B. lúc đó rất tồi tệ, ông không còn thiết sống nữa vì sợ phải cắt thận hoặc sống với khối bướu ngày càng lớn.

Sau đó, được sự động viên của gia đình, ông B. đến Bệnh viện Bình Dân để tham khảo các biện pháp điều trị. Qua siêu âm chẩn đoán, các bác sĩ xác định người bệnh có bướu ở 1/3 giữa mặt trước thận độc nhất, kích thước khoảng 20mm x 20mm.

Qua khai thác bệnh sử và kết quả các xét nghiệm, các bác sĩ ghi nhận mặc dù chức năng thận đã suy giảm và phải lọc máu định kỳ nhưng hiện ông B. vẫn đi tiểu được khoảng 1.000ml mỗi ngày. Nhờ thận bài tiết được nước tiểu đã giúp đào thải các chất điện giải, duy trì sự cân bằng nội môi, hỗ trợ điều hòa tim mạch, duy trì huyết áp bình thường cho người bệnh.

Bên cạnh các xét nghiệm đánh giá chức năng thận, các bác sĩ cũng lên kế hoạch chi tiết khi chỉ định chụp cắt lớp điện toán (MSCT) có cản quang để hỗ trợ chẩn đoán định vị bướu và phân bổ mạch máu của thận và bướu. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định, người bệnh sẽ được lọc máu ngay sau khi thực hiện MSCT để tránh nguy cơ thuốc cản quang làm tình trạng suy thận trầm trọng hơn.

Sau khi xem xét kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, nắm rõ hình ảnh giải phẫu học, vị trí bướu và hệ thống mạch máu, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn phần thận lành còn lại cho người bệnh B.

150 phút vt vã bo tn phn thn lành

Tại Bệnh viện Bình Dân, cắt bướu bảo tồn thận cho người bệnh ung thư thận có bướu thận khu trú đã được thực hiện từ năm 2009. Kỹ thuật này ngày càng hoàn thiện hơn, có thể thực hiện cho cả các trường hợp bướu lớn từ 4cm đến 7cm và bướu phát triển phức tạp. Tuy nhiên, đối với trường hợp của người bệnh B., việc áp dụng phương pháp này là một quyết định khó khăn và các bác sĩ phải chịu áp lực cao khi phẫu thuật để bảo tồn thận độc nhất.

TS.BS Phạm Phú Phát – Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân – cho biết: “Cắt thận toàn phần là lựa chọn dễ dàng hơn cho bác sĩ nhưng kết quả có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Khi mất đi thận độc nhất, người bệnh không còn giữ được khả năng lọc máu và chức năng bài tiết nước tiểu. Từ đó, người bệnh dễ rối loạn điện giải, mất cân bằng nội môi, dễ rối loạn tim mạch, huyết áp… Ngoài ra, người bệnh dễ bị phù, ăn uống cần tiết chế rất kỹ và khó phát hiện bất thường sức khỏe hơn do không quan sát được nước tiểu. Về mặt tâm lý, người bệnh dễ rơi vào hụt hẫng và rối loạn sinh hoạt vì mất đi cảm giác, thói quen đi tiểu. Khi cắt bỏ thận, cơ hội để người bệnh có thể được ghép thận về sau cũng hẹp hơn. Đó là lý do chúng tôi thực hiện cắt trọn bướu, tránh nguy cơ bướu xâm lấn và bảo tồn thận lành cho ông B.”.

Ca phẫu thuật của người bệnh B. diễn ra trong khoảng 2 giờ 30 phút. Vì chức năng thận đã suy giảm, các bác sĩ phẫu thuật quyết định sử dụng kỹ thuật không kẹp cuống thận trong lúc cắt bướu để giảm thời gian thiếu máu nóng nuôi thận, tránh ảnh hưởng chức năng thận. Để thực hiện kỹ thuật không kẹp cuống thận, đòi hỏi các bác sĩ phải có kỹ năng và kinh nghiệm phẫu thuật cao, thao tác phẫu thuật cũng khó khăn hơn. Sau nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã cắt trọn bướu giữ nguyên vỏ bao, khâu khép chủ mô thận lành cho người bệnh.

Sau phẫu thuật, ông B. hồi phục khá nhanh, người bệnh ăn uống được vào ngày hậu phẫu thứ nhất và xuất viện vào ngày hậu phẫu thứ năm sau khi thực hiện các xét nghiệm và siêu âm kiểm tra. Cùng với những cải thiện sức khỏe sau mổ, tinh thần ông B. cũng tích cực hơn, người bệnh cho biết cảm thấy khỏe hơn, có năng lượng sống hơn.

T l ngưi có thn đc nht khong 1/1.000

Thận độc nhất là tình trạng người sinh ra chỉ có một bên thận, hoặc đã cắt bỏ một thận hoặc đã hiến thận. Tỉ lệ người có thận độc nhất khoảng 1/1.000 và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Thận độc nhất vẫn hoạt động tăng cường và thực hiện 75% chức năng so với có hai thận.

“Người có thận độc nhất cần chú ý xây dựng lối sống và dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt điều độ; theo dõi và kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các vấn đề như bướu thận, suy thận để điều trị kịp thời. Những trường hợp này cũng cần đặc biệt chú ý theo dõi huyết áp, vì một trong những chức năng của thận là điều hòa huyết áp, khi chỉ có một thận, nguy cơ huyết áp tăng cao gây nhiều biến chứng sức khỏe. Người bẩm sinh chỉ có thận độc nhất hoặc mất thận từ khi còn nhỏ sẽ phải đối diện với nguy cơ thận mất dần chức năng và tăng huyết áp. Nhìn chung, hầu hết những người thận độc nhất có thể sống trọn đời như những người có đầy đủ hai thận. Tuy nhiên, khi có các vấn đề như chấn thương, ung thư thận thì những người có thận độc nhất có nguy cơ cao mất hoàn toàn chức năng thận…”, BS Phát khuyến cáo.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)