Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cắt tuyển khối B là vì chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều trường giật mình khi Bộ GD-ĐT cắt bỏ tuyển sinh khối B ở một số ngành. Tại sao Bộ lại cắt? Việc cắt tuyển khối B có đồng nghĩa với việc thu hẹp

Giới thiệu các ngành học của trường trong một buổi tư vấn tuyển sinh tại Trường Lê Quý Đôn năm 2009 – Ảnh minh họa: H.T.D.

cơ hội vào đại học của nhiều thí sinh? Chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), xung quanh những vấn đề này.
Có hai sai phạm
* Tại sao năm nay nhiều trường đại học, cao đẳng bị Bộ không cho tuyển sinh khối B như mọi năm, thưa ông?
– Trong kỳ tuyển sinh năm 2008, Thanh tra Bộ phát hiện một số trường đã tuyển sinh khối B vượt chỉ tiêu so với quy định của Bộ, dẫn đến việc đào tạo không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, năm nay Bộ quyết định cắt.
* Nhiều trường đã lỡ thông báo tuyển sinh từ tháng 2, bây giờ mới biết Bộ GD-ĐT không cho phép, đồng nghĩa với hàng ngàn cơ hội của thí sinh bị mất. Bộ có giải pháp nào không?
– Các em vẫn còn nhiều thời gian để khai hồ sơ, phải đến ngày 17-4 mới hết hạn. Có nghĩa là thí sinh vẫn còn một tháng nữa để tìm hiểu, lựa chọn trường. Nếu có trường hợp thí sinh nộp hồ sơ rồi mới biết trường đó không được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh thì có thể bỏ để chuyển sang trường khác. Các em có thể thay đổi trường thi.
* Tại sao việc cấm tuyển sinh khối B ở một số ngành của các trường trước đây Bộ GD không đưa công khai tại Hội nghị tuyển sinh năm 2009 để những trường đó có thời gian chuẩn bị, thưa ông?
– Hội nghị tuyển sinh tổ chức vào ngày 26-2, lúc đó Bộ chưa thu thập đủ lý do, cơ sở để ra quyết định một trường đại học nào đó không được thi tuyển khối B. Tất cả cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các em học sinh.
Chất lượng đào tạo mới quan trọng!
* Tại sao cùng một ngành nhưng có trường bị cấm, có trường lại không? Chẳng hạn khối B ngành tâm lý học như Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM được tuyển nhưng Đại học Văn Hiến lại bị cấm.
– Chưa nói đến nguyên nhân sâu xa mà chỉ cần nhìn bề ngoài cũng thấy được lý do. Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn hoành tráng thế cơ mà. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chắc chắn hơn Đại học Văn Hiến. Tuy nhiên, tất cả quyết định của Bộ cũng chỉ mong làm sao nâng cao chất lượng đào tạo cho các em thôi.
* Việc không mở rộng khối thi cho nhiều trường như năm nay, theo ông thì có hợp lý không khi năm học này, Bộ GD-ĐT áp dụng hình thức bỏ thi đại học mà chỉ xét theo kết quả tốt nghiệp phổ thông?
– Cái này chưa thể trả lời ngay được mà phải đợi sau khi đã tổ chức thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi, việc một số trường không được tuyển sinh tiếp khối B không làm ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn ngành giáo dục. Thật ra có nhiều trường đã mở nhiều ngành mà chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng. Cái đó là không thể được, Bộ sẽ xử lý ngay nếu phát hiện.
* Mở rộng khối thi có nghĩa là mở thêm nhiều cơ hội, quyền lợi cho thí sinh. Ông nghĩ đến việc này như thế nào?
– Bất kể một lĩnh vực đào tạo nào cũng vậy, một mặt nghĩ đến việc tạo ra nhiều cơ hội cho nhiều thí sinh, một mặt lại phải quan tâm đến chất lượng đào tạo. Sinh viên có thể thay đổi ngành đào tạo cho phù hợp với năng lực của mình. Thậm chí có thể chuyển xuống hệ cao đẳng, trung cấp nếu như quá yếu về trình độ. Trong quá trình học tập, các em vẫn có thể học nâng cao dần dần, miễn sao phải đảm bảo chất lượng. Sau khi ra trường, các em phải là những sinh viên vững lý thuyết, giỏi chuyên môn. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày nay.
* Xin cảm ơn ông!
Khối B chỉ để vào ngành nông-lâm-ngư-y dược
Có ngành tuyển cả bốn khối A, B, C, D là quá vô lý!
Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM chiều qua (21-3), ông Ngô Kim Khôi – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng: “Năm trước, một số trường đại học, cao đẳng được tuyển sinh khối B đối với ngành công nghệ thông tin là sai, năm nay Bộ phải siết lại. Có những trường có ngành tuyển cả bốn khối A, B, C, D là quá vô lý, việc phân định khối thi sẽ mất hoàn toàn tác dụng. Việc phân định rõ khối thi là để kiểm tra thật tốt năng lực của thí sinh chứ không phải để cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường”.
Ông Khôi cũng cho biết Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi đến các báo, đài nêu rõ quan điểm của Bộ là việc phân định, quy ước khối thi cho các ngành học cũng đã thực hiện hàng chục năm nay. Sở dĩ việc cắt bỏ khối B của ngành công nghệ thông tin ở một số trường đại học vì khối B là để định hướng cho thí sinh dự thi vào đúng những khối ngành nông-lâm-ngư-y dược.
Ngược lại, khối A là để định hướng cho thí sinh dự thi vào khối ngành kỹ thuật chứ không thể dùng khối B để thi vào ngành công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính-ngân hàng, kế toán…
Theo TỐ NHƯ – TRƯƠNG HIỆU
Pháp luật TP.HCM

Bình luận (0)