Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Câu chuyện về những tấm ảnh Bác Hồ với con em Báo Nhân dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bác H vi con em cán b Báo Nhân dân

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cán bộ miền Nam tập kết. Khi từ miền Nam ra Hà Nội, ba tôi làm Báo Nhân dân, còn mẹ tôi làm việc ở Trường Học sinh miền Nam ở Thanh Xuân (Hà Nội). Khi ấy tôi còn nhỏ xíu, nhưng vẫn nhớ Bác Hồ đến thăm trường và cho kẹo, chụp ảnh chung với bọn trẻ con chúng tôi như thế nào. Những kỷ niệm ấy sau này tôi đã viết lại và được chọn đăng trong tập Bác Hồ kính yêu của NXB Kim Đồng, sau khi Bác mất.

Sau đó, khoảng đầu những năm 1960, khi nhà tôi dọn về ở ngay trong trụ sở Báo Nhân dân, 71 Hàng Trống (Hà Nội), mẹ tôi cũng chuyển về công tác tại Báo Nhân dân. Tôi cùng các bạn con em cán bộ của Báo Nhân dân cũng mấy lần được đón Bác, chụp hình chung với Bác dưới gốc đa Báo Nhân dân. Mẹ tôi kể, khi Bác đến thăm Báo Nhân dân, bao giờ Bác cũng ưu tiên cho các nhà báo là cán bộ miền Nam tập kết và con em của họ đứng gần Bác để chụp ảnh.

Bác H chia ko cho con em cán b Báo Nhân dân

Gần đây chị Hà Thị Thùy đã tìm được từ album gia đình những tấm hình Bác Hồ đến thăm Báo Nhân dân mà bố chị là nhà báo Ngô Thi (Hà Huy Hòe) đã cẩn thận lưu giữ như một kỷ vật hơn nửa thế kỷ nay.

Đây là những bức ảnh quý được chụp cách đây 51 năm – vào ngày 18 tháng 1 năm 1957, khi Bác Hồ đến thăm Báo Nhân dân.

Tuy đã hơn nửa thế kỷ qua, nhưng nhờ những tấm ảnh đen trắng được bảo quản tốt, mọi người vẫn có thể nhận ra được nhiều chú bác là nhà báo, cán bộ công nhân viên của Báo Nhân dân lúc bấy giờ và cả một vài người là con em các nhà báo trong tấm ảnh này.

Bác H đc Báo Nhân dân

Theo những bậc cao niên, trong bức ảnh thứ nhất, Bác Hồ đang dắt tay “bé” Diệp. Chị Diệp có ba mẹ là nhà báo Phan Thao và Bích Hà, có ông nội là nhà báo nhà văn Phan Khôi nổi tiếng. Chị Diệp hồi nhỏ rất xinh xắn, học giỏi và nhiều tài lẻ, nhưng chẳng may bị một cơn bệnh dẫn đến bị liệt hai chân. Tuy thế lớn lên chị vẫn vươn lên bằng nghị lực phi thường của mình.

“Bé” thứ hai là Phan Hoàng (con nhà báo Hồng Hạnh). Ngoài ra trong hình còn có những người khác như: Anh Phương con nhà báo Nguyễn Thành Lê – Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, anh Trần Dũng (con nhà báo Bình Định, sau này anh Trần Dũng đi bộ đội và hy sinh ở mặt trận phía Nam). Một người nữa là anh Hà Huy Lâm (con ông Ngô Thi – Hà Huy Hòe). Cần nói thêm là sau này gia đình nhà báo Ngô Thi – Hà Huy Hòe có mấy người con tiếp nối nghề báo là anh Hà Huy Hiệp công tác tại Thông tấn xã, anh Hà Huy Hồng công tác tại Báo Nhân dân…

Trong bức ảnh thứ hai, chụp lúc Bác Hồ đang chia kẹo, những nhà báo lớn tuổi còn nhận ra có: chú Trần Kỳ, chồng nhà báo Bình Định, ba của anh Trần Minh, sau này Trần Minh là một thành viên đội tuyển đi thi toán quốc tế. Khi đi bộ đội Trần Minh đã được chọn vào đội quân danh dự, lính tiêu binh. Các nhà báo có mặt trong ảnh là phóng viên ảnh Trịnh Hải, các nhà báo Trần Quỳnh, Lưu Đức Hiệp, cô Ngô Thị Dương… Còn trong bức thứ ba, mọi người có thể nhận ra rất nhiều người như: Mẹ Liên, mẹ An là hai người từng nuôi dạy những con em của Báo Nhân dân ở nơi sơ tán trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, mà các thành viên của trại sơ tán lúc ấy đều gọi là mẹ. Một trong người nữa cô Thanh Hảo, một phóng viên ảnh xông xáo, dịu dàng. Còn người mà nhiều người có thể nhận ra trong ảnh là nhà báo Huỳnh Hùng Lý, công tác tại Ban Thống nhất của Báo Nhân dân, là ba của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (người viết bài này). Vợ chồng nhà báo Huỳnh Hùng Lý và nhà báo Hoa Lý là cán bộ miền Nam tập kết, về công tác tại Báo Nhân dân. Chính vợ chồng ông là chủ nhân một gia đình có ba thế hệ làm báo với tất cả vợ chồng, con ruột, dâu rể, cháu ruột… là 9 người.

Bác H gp g đi ngũ cán b phóng viên Báo Nhân dân

Theo một nhà báo lão thành thì có một tấm hình Bác Hồ chơi đùa với các cháu bé con em Báo Nhân dân dưới gốc đa mà có cả tôi và Lê Khánh Châu, con nhà báo Khánh Căn và nữ ca sĩ nổi tiếng Tân Nhân, nhưng rất tiếc chưa tìm ra được tấm hình đó. Lê Khánh Châu cùng lớp với tôi, là một người nổi tiếng thông minh, lắm tài, học toán rất giỏi, sau này đi Đức và trở thành giáo sư giảng dạy đại học ở Đức.

Câu chuyện về những tấm ảnh vừa tìm thấy là vậy. Những đứa trẻ con em Báo Nhân dân hồi ấy nay đã bước vào độ tuổi 60-70. Hầu như tất cả đều học hành đến nơi đến chốn, đều thành đạt trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật báo chí, doanh nhân, giảng dạy, quản lý Nhà nước, quân đội. Trong số con em cán bộ Báo Nhân dân có hai liệt sĩ là anh Trần Dũng con nhà báo Bình Định, và liệt sĩ Đỗ Huy Thanh con nhà báo Lê Điền – Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Đặc biệt có khá nhiều người trở thành nhà báo như cha mẹ mình, như các nhà báo Phạm Hà con nhà báo Phạm Thanh, Hoàng Tuấn Phong con nhà báo Hoàng Tuấn Nhã, Huỳnh Dũng Nhi, Huỳnh Dũng Nhân con nhà báo Huỳnh Hùng Lý, Hà Huy Hồng Hà Huy Hiệp con nhà báo Ngô Thi… và nhiều nhà báo khác thế hệ sau nữa. Tất cả mọi người đều giữ kỷ niệm thân thương nhất về những tấm hình Bác Hồ đến thăm Báo Nhân dân, chụp hình với cán bộ phóng viên và con em Báo Nhân dân của hơn nửa thế kỷ về trước. Đối với những người làm Báo Nhân dân, Bác Hồ vừa là lãnh tụ, vừa là một nhà báo tài giỏi, một người thầy của báo chí. Suốt 79 năm của cuộc đời mình, Bác Hồ đã có hơn 50 năm liên tục viết báo. Theo một tài liệu thì bài báo Bác viết đầu tiên là bài Vấn đề dân bản xứ, đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp năm 1919. Còn bài báo cuối cùng của Bác là bài Bác viết về thiếu nhi vào ngày 1-6-1969. Và trong hơn 2.000 bài báo mà sinh thời Bác đã viết thì phần lớn là bài viết đã đăng trên Báo Nhân dân.n

Tháng 6-2019

Hunh Dũng Nhân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)