Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cậu học trò hiếu thảo

Tạp Chí Giáo Dục

Thiếu tình thương cha t thu bé thơ, mt mình m lo cho hai ch em khôn ln. Vì vy, Châu Kim Khánh (hc viên lp 12A1 Trung tâm GDNN-GDTX huyn Bình Chánh, TP.HCM) luôn ý thc đưc hoàn cnh gia đình thông qua vic chn trưng, chn ngh. Vi s la chn đúng đn không ch giúp em đưc bưc tiếp trên con đưng hc vn mà còn giúp m vơi đi gánh nng cơm áo go tin.

Em Châu Kim Khánh

Không bao lâu nữa là Khánh được học tiếp lên CĐ. Đối với nhiều người, đây không phải là sự lựa chọn nhưng Khánh lại suy nghĩ khác: “Gia đình không có điều kiện nên sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, em sẽ nộp hồ sơ liên thông lên CĐ, học ngành CNTT. Con đường này ngắn, chỉ mất 1,5 năm là ra trường. Em tin mình sẽ có được việc làm như mơ ước. Khi đã có việc làm vững vàng, nếu muốn em có thể học liên thông lên ĐH”.

Chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Khánh cho biết rất tự tin với bài làm của mình. Theo Khánh, học tập ở trung tâm GDNN-GDTX, em có nhiều thời gian để ôn bài kỹ lưỡng. Vì vậy, dù thi cùng đề với các bạn học THPT nhưng em không hề gặp áp lực, trái lại còn thấy mình làm bài khá tốt.

Kể về lý do chọn học trung tâm GDNN-GDTX, Khánh cho biết khi em mới sinh ra được vài tháng tuổi thì cha đã bỏ nhà đi. Từ đó, một mình mẹ phải tần tảo sớm hôm nuôi hai chị em khôn lớn. Để có được nguồn thu nhập kha khá, mẹ đành ngậm ngùi gửi hai đứa con cho ông bà ngoại (ngụ huyện Bình Chánh) trông nom rồi đi làm công nhân ở tỉnh Long An. Mỗi tuần, bà về thăm hai chị em một lần. Dù vắng mẹ, thiếu thốn tình thương của cha nhưng chị em Khánh luôn chăm chỉ học tập. Càng lớn, hai chị em càng thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình: không có nhà riêng, không ruộng đất, càng học lên cao càng tốn kém nhiều. Vì lẽ đó, người chị đã quyết định nghỉ học đi làm phụ mẹ lo cho em. Còn Khánh, sau khi tốt nghiệp THCS, em nhất định không thi vào trường THPT công lập mà rẽ hướng học ở trung tâm GDNN-GDTX. Khánh cho biết: “Ở trung tâm GDNN-GDTX học có 7 môn văn hóa nên em có thời gian rảnh để đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Trong khi đó, học viên trung tâm cũng có thể tham dự kỳ thi THPT quốc gia, được liên thông lên CĐ, ĐH như các bạn học phổ thông. Với điều kiện gia đình, em thấy mình lựa chọn như vậy là đúng”.

Với quyết định đúng đắn, suốt quãng thời gian học ở trung tâm, em không chỉ có nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ mà còn giúp mẹ vơi đi gánh nặng cơm áo gạo tiền. “Em thường xuyên được miễn giảm học phí, được tặng học bổng. Tính ra suốt 3 năm học không tốn quá nhiều chi phí nhưng kiến thức vẫn vững vàng. Mẹ cũng không còn vay mượn để đóng tiền học cho em như trước đây”, Khánh kể.

Thấy mình có nhiều thời gian rảnh, ngoài giờ học, Khánh tranh thủ đi làm thêm buổi tối. Trung bình mỗi tháng, em kiếm được vài triệu đồng. Khánh cho biết: “Số tiền này em dùng để mua dụng cụ học tập và ăn uống. Phần còn lại để dành. Vào mùa hè, em cũng đi làm suốt. Nhờ đó mà em đã tích cóp được một số tiền kha khá, vừa đủ để mua chiếc xe gắn máy làm phương tiện đi lại. Sắp tới em sẽ cố gắng học thật tốt, đi thực tập nhiều để có kinh nghiệm. Sau này ra trường dễ xin việc làm và có thu nhập cao, lo lại cho mẹ và chị”.

Bài, nh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)