Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cậu học trò phố núi “mê” nghiên cứu khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Ti Hi ngh Tng kết phong trào thi đua yêu nưc tnh Lâm Đng, cui tháng 2-2023, c hi trưng đu ngc nhiên khi mt đi biu nh tui nht lên bc đc tham lun: “Say mê nghiên cu khoa hc và rèn luyn, hc tp xut sc”. Đó là em Nguyn Lê Quang Trc (sinh 2006, hc sinh lp 11A1, Trưng THCS&THPT Đng Đa, Đà Lt)…


Nguyn Lê Quang Trc nhn gii cuc thi Khoa hc – k thut năm hc 2022-2023Ảnh: Thanh Hồng

T tò mò, khám phá công ngh

Sinh ra giữa thời đại khoa học công nghệ (KH-CN) phát triển, từ lúc học tiểu học được thầy cô giáo dạy những nội dung liên quan đến công nghệ khiến óc tò mò của cậu học trò Nguyễn Lê Quang Trực đánh thức. Chính em cũng chỉ tưởng tò mò, nghịch ngợm tuổi con nít rồi chán. Nhưng càng tiếp cận, khám phá, em đã nhận ra mình rất đam mê, yêu thích công nghệ; và, quyết tâm theo đuổi KH-CN đến cùng.

Trực chia sẻ: “Em yêu thích và đam mê KH-CN vì ý nghĩa của nó đối với xã hội và đời sống. Làm sao đưa tiến bộ KH-CN và trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ cuộc sống con người và xã hội tốt hơn là điều em tâm huyết”.

Tuy nhiên, để niềm đam mê “đủ lớn”, biến ước mơ thành hiện thực, rất cần thời gian, trí tuệ và nền tảng cơ bản. Quang Trực dù sớm có niềm đam mê KH-CN, nhưng em còn phải học tập, tích lũy kiến thức và chờ cơ hội. Nếu không có gia đình, nhà trường động viên, giúp đỡ; nếu Quang Trực không có năng lực học tập tốt và khả năng nghiên cứu, sáng tạo tuyệt vời, thì ước mơ của em chỉ có thể là… mơ ước!


Nguyn Lê Quang Trc trong nhng gi làm vic trên máy tính đ lp trình d ánẢnh: Thanh Hồng

Được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, những năm tiểu học, Quang Trực luôn đứng đầu lớp và toàn trường. Khi vào Trường THCS&THPT Đống Đa, với năng lực có sẵn, Quang Trực tiếp tục là gương mặt học sinh giỏi tiêu biểu của nhà trường, điểm trung bình tất cả các bộ môn em đạt từ 9,4 đến 9,7 điểm. Riêng môn toán và tin, em học giỏi nhất, thường đạt trung bình từ 9,8 đến 10 điểm.

Với thành tích học giỏi tất cả các bộ môn và đam mê công nghệ, Quang Trực được sắp xếp học lớp thí điểm của Trường THCS&THPT Đống Đa và tham gia Câu lạc bộ Tin học của trường. Chính môi trường này đã “chắp cánh” cho năng lực nghiên cứu khoa học và tài năng sáng tạo KH-CN của cậu học trò này phát xuất.

Đot gii thưng quc tế

Quang Trực tâm sự, được học lớp thí điểm của trường và tham gia Câu lạc bộ Tin học, em có cơ hội học chung với nhiều bạn giỏi; đặc biệt, được thầy Trần Quang Vĩnh Chánh (giáo viên bộ môn tin học) hết sức thương yêu, giúp đỡ và hỗ trợ cả tinh thần lẫn tiền bạc để em và bạn mới thực hiện được những dự án KH-CN sau này.

Năm Trực học hết lớp 8, đoàn Quỹ Dariu (TDF), một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sỹ về Trường THCS&THPT Đống Đa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, hỗ trợ kinh phí, linh kiện… cho học sinh thực hiện các dự án KH-CN. Sự kiện này làm lóe lên ý tưởng cậu học trò Nguyễn Lê Quang Trực: Sao mình không đăng ký thực hiện dự án khoa học? Tuổi trẻ khi đã nghĩ là làm. Trực bàn và thống nhất “hợp tác” với Nguyễn Đức Bảo Lâm (bạn cùng lớp) thực hiện lần lượt 2 dự án: “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng” và “Thuyền hốt rác trên sông, hồ”.

Suy nghĩ nào mà các em thực hiện 2 dự án khoa học này? – Tôi hỏi. Quang Trực chia sẻ: “Được sống ở Đà Lạt, nơi mà rừng thông, hồ, thác là những “bảo vật” từ xưa đã làm nên thành phố xinh đẹp nổi tiếng này. Song, những năm qua, thực trạng rừng bị xâm hại, nạn cháy rừng vào mùa khô… khiến công tác quản lý bảo vệ rừng mất nhiều công sức. Đà Lạt có nhiều hồ nổi tiếng, rác trên hồ cũng làm cho công tác bảo vệ cảnh quan gặp khó khăn. Em muốn góp phần giữ gìn thành phố thêm đẹp…”.

Nhưng để thực hiện thành công 2 dự án, Trực và bạn đã gặp nhiều khó khăn, có lúc tưởng chừng thất bại. Nhưng được bố mẹ, nhà trường, nhất là thầy Vĩnh Chánh động viên, hướng dẫn. Thầy còn bỏ tiền túi mấy chục triệu đồng mua các thiết bị, linh kiện điện tử…, giúp 2 cậu học trò nỗ lực thực hiện thành công 2 dự án này.

Trực cho biết, em và bạn vừa học các bộ môn trong chương trình, vừa dành thời gian thực hiện các dự án. Mỗi dự án mất mấy tháng để nghiên cứu tài liệu, thực hành lắp ráp, thí nghiệm, chạy thử… Thầy Vĩnh Chánh luôn bên cạnh động viên, hướng dẫn 2 trò cưng làm quen từ lập trình MicroBit, tiến dần đến lập trình Python (ngôn ngữ lập trình) và áp dụng công nghệ Al (trí tuệ nhân tạo) vào thực hiện 2 dự án.

Theo Trực, tiện ích của dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng”, giúp việc nhận dạng, tự phát hiện trên ảnh hiện tượng bình thường hay nguy hiểm; phát hiện sớm các yếu tố có nguy cơ cháy rừng… Còn dự án “Thuyền hốt rác trên sông, hồ”, trí tuệ nhân tạo được áp dụng cho thiết bị thông minh tự xác định rác có trong khung ảnh hay không (không cần người điều khiển); và tầm quan sát của nó phụ thuộc vào thuyền, chứ không ở một vị trí cố định như các thiết bị khác…

Hai dự án của Quang Trực và Bảo Lâm sau khi hoàn thành, lần lượt đoạt nhiều giải thưởng các cuộc thi trong tỉnh, quốc gia: Dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng” đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng năm 2020; Dự án “Thuyền hốt rác trên sông, hồ” đoạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng năm 2021 và đạt giải khuyến khích cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2021 và 2022, do Trung ương Đoàn tổ chức. Dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng” đoạt giải nhất cấp tỉnh và đạt giải Triển vọng quốc gia năm học 2021-2022. Dự án “Thuyền hốt rác trên sông, hồ” đạt giải nhất cuộc thi Khoa học – kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng năm học 2022-2023.

Đặc biệt, tại cuộc thi Lập trình quốc tế (The Coolest Project), tổ chức tại Malaysia 12-2022, 2 dự án này đã vượt qua 600 dự án đến từ nhiều quốc gia, lọt vào chung kết cùng 78 dự án khác. Và, “Thuyền hốt rác trên sông, hồ” của 2 cậu học trò phố núi đã đoạt vô địch bảng và vô địch toàn cuộc thi. Còn dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng” đạt giải bình chọn nhiều nhất, mang về niềm tự hào cho Trường THCS&THPT Đống Đa và ngành GD-ĐT Lâm Đồng.

Ngoài đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, Nguyễn Lê Quang Trực còn là học sinh giỏi tiêu biểu, em là trường hợp duy nhất không phải học sinh trường chuyên đã được chọn tham gia trong đội tuyển tỉnh Lâm Đồng, tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (môn tin học), cuối tháng 2-2023 vừa qua.

Với thành tích học tập xuất sắc, đoạt giải nhất cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế về KH-CN và sớm bộc lộ chí tiến thủ, dù đang là học sinh lớp 11; song, Quang Trực đã được Trường THCS&THPT Đống Đa giới thiệu tham dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Có thể nói, Nguyễn Lê Quang Trực là “hiện tượng” đặc biệt, tin rằng em sẽ còn đạt thành tích cao hơn trong học tập, rèn luyện và cống hiến trong tương lai…

Thanh Dương Hng

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)