Cau thuộc họ thốt nốt, palmyra – nuteae, thân mộc, có nhiều đốt. Hoa cau màu trắng thường trổ từng buồng, trái cau tươi (nặng 7-12g), vỏ xanh, ruột nâu nhạt. Trong hạt cau, ngoài một số hợp chất phenolic còn chứa nhiều hoạt chất alcaloid hỗ trợ sự kháng khuẩn; đồng thời giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt, bảo vệ khoang miệng, mô nha chu cứng, độ sát trùng cao nên nướu răng chắc.
Ở Ấn Độ, Sri Lanka đàn ông, phụ nữ sau bữa ăn thường nhai cau tươi (hoặc khô) để chúng tiết ra chất arecoline ngừa bệnh sâu răng và tiết dịch tràng, dịch vị kích thích nhu động ruột dễ tiêu hóa. Một số hoạt chất dược tính của cau như tannin, arecoline, alkavilviels, alcaloit, nhất là arethol giúp kích thích mật tiết mật, thực hiện rửa niêm mạc ruột, dễ hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.
Sau đây là một số đơn thuốc từ cau dùng cho người lớn và trẻ em trong việc bị giun sán từ rau cải, thịt, cá, nhất là do ăn lươn, rắn:
Sử dụng 25gr cau tươi và 10 hạt bí rợ, ngâm vào 15ml nước đun sôi để nguội, sau đó sao khử thổ, nấu trong 150ml nước, sôi 20 phút nhắc xuống. Uống khi khát 2 lần buổi tối và trưa (trẻ em uống 10ml trước khi ngủ nửa giờ). Chất tannin và alcaloid làm giun tê liệt, bị đẩy trôi ra theo phân.
Tim đập nhanh, khó thở, ngâm 10gr cau tươi vào 10ml nước sôi. Sau năm phút lấy uống, chất arecoline sẽ giúp điều hòa nhịp tim (ngưng uống khi tim đập lại bình thường).
Lương y Dương Tấn Hưng / TNO
Bình luận (0)