Hội nhậpThế giới 24h

Cầu lửa vũ trụ sẽ chạm đến Trái Đất đầu tuần này

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học đã phát hiện một quả cầu lửa gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" xuất hiện ngay sau ngọn lửa kỷ lục từ sao mẹ của chúng ta.

Theo một phân tích công bố hôm 12-5 của Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), vết đen Mặt Trời tên AR3664 vừa giải phóng một ngọn lửa kép mạnh kỷ lục, chưa kể một quả cầu lửa di chuyển chậm theo sau.

"Cầu lửa vũ trụ" sẽ chạm đến Trái Đất đầu tuần này- Ảnh 1.

Hai ngọn lửa cuồng nộ từ ngôi sao mẹ của chúng ta. Ảnh: SDO/NASA

Cụ thể, ngọn lửa Mặt Trời được phun ra vào sáng 11-5 (giờ Việt Nam) được xác định là cấp X5.8, mạnh nhất từ trước đến nay.

Chưa kể, khoảng hơn 6 giờ sau, một ngọn lửa cấp X1.5 tiếp bước.

Cấp X là cấp chỉ cường độ mạnh nhất của các ngọn lửa Mặt Trời, là sự bùng phát năng lượng mạnh mẽ.

Do "họng súng" AR3664 đang chĩa thẳng vào Trái Đất, luồng năng lượng nói trên đã sớm va đập vào từ quyển, gây ra bão địa từ (bão Mặt Trời).

Ngọn lửa kép này được xác định là thủ phạm của vụ mất sóng vô tuyến tần số cao trên khu vực đang là ban ngày của Trái Đất trong cùng ngày, theo Space.com.

Nhưng các cú bắn phá vẫn chưa kết thúc. SWPC cho biết vết đen này sẽ tiếp tục bắn phá Trái Đất ít nhất cho đến ngày 13-5.

Chưa kể, các quan sát cũng chỉ ra sự xuất hiện của một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) theo sau các ngọn lửa nói trên.

CME là một quả cầu plasma khổng lồ, mang nguồn năng lượng cực lớn, thường di chuyển chậm và mất vài ngày mới chạm đến từ quyển Trái Đất.

Điều này có thể mang lại những tác động bổ sung trong những ngày tới, bao gồm các vấn đề với lưới điện, mạng viễn thông và vệ tinh trên quỹ đạo cũng như một cơ hội khác để ngắm nhìn cực quang rực rỡ ở một số địa điểm.

Mặt Trời đang đi vào giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ 11 năm nên các cú bắn phá liên miên – vốn gây ra cực quang rực rỡ nhiều nơi cuối tuần qua – là điều bình thường.

Ngày nay, nhờ các kỹ thuật dự báo phát triển nên nhân loại thường biết trước được khá chính xác và hạn chế được tác động gây ra bởi thời tiết không gian cực đoan.

Theo Anh Thư/NLĐO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)