Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cấu trúc bài kiểm tra năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln 10 năm 2018 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc va din ra ti Trưng THPT Nguyn Du (Q.10).

TS. Lê Th Thanh Mai (Trưng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) tr li hc sinh v kiến thc bài thi đánh giá năng lc

Em Đặng Thành Phong (học lớp 12A8) hỏi: “Em nghe nói năm nay các trường thuộc ĐHQG TP.HCM sẽ có kỳ thi kiểm tra năng lực đối với thí sinh nộp đơn xét tuyển. Vậy bài kiểm tra đó cụ thể như thế nào?”. TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho biết: Năm 2018, các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ xét tuyển một phần chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Phần lớn chỉ tiêu còn lại vẫn được xét tuyển dựa vào các phương thức tuyển sinh truyền thống như thi THPT quốc gia, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đây là một kỳ thi riêng, song hành với hình thức xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia, các em có quyền đăng ký hoặc không tham gia kỳ thi này. Tuy nhiên, nếu đăng ký, các em sẽ có thêm một cơ hội khi xét tuyển.

“Bài kiểm tra năng lực là một bài thi tổng hợp ở dạng trắc nghiệm gồm 100 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút. Thí sinh sẽ làm toàn bộ bài thi trên giấy và có thể lựa chọn định dạng đề thi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Cấu trúc bài thi gồm 3 phần với các nội dung đánh giá khác nhau: năng lực sử dụng ngôn ngữ, suy luận logic, kỹ năng phân tích số liệu, kỹ năng giải quyết vấn đề… Phạm vi kiến thức đề thi dựa vào nền tảng kiến thức chương trình phổ thông nhưng sẽ được mở rộng nhằm đánh giá hết các khả năng của thí sinh. Thí sinh không cần phải ôn luyện mới làm được bài. Các em có thể vừa đăng ký tham gia kỳ kiểm tra năng lực, vừa đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Chỉ cần vượt qua 1 trong hai hình thức này, các em sẽ đủ điều kiện để vào ĐHQG TP.HCM. Các trường ĐH khác thuộc ĐHQG TP.HCM cũng được sử dụng chung kết quả kỳ thi kiểm tra năng lực này”, TS. Lê Thị Thanh Mai khẳng định.

Cũng đề cập đến hình thức tuyển sinh, em Lê Hải Hà (học lớp 12A2) thắc mắc: “Em muốn biết rõ hơn về hình thức tuyển sinh của Trường ĐH FPT. Em nghe nói trường có một kỳ thi đánh giá năng lực, vậy kỳ thi đó có bắt buộc phải tham gia hay không?”. Bà Trương Thị Cẩm Vân (Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH FPT) cho biết: Theo quy định như các năm trước đây, có ba hình thức ứng tuyển vào Trường ĐH FPT là xét điểm học bạ, điểm thi THPT quốc gia và thi tuyển trực tiếp bằng bài thi đánh giá năng lực. Về hình thức xét tuyển học bạ, thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn (xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại trường) trong 2 học kỳ liêp tiếp ở THPT (học kỳ II lớp 11 + học kỳ I lớp 12 hoặc học kỳ I + II lớp 12) đạt từ 7 điểm trở lên, riêng ngành an toàn thông tin và khoa học máy tính đạt từ 8 điểm trở lên. Về hình thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 21 trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học. Kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được tổ chức vào tháng 5, thí sinh làm 2 bài thi trắc nghiệm và tự luận trong thời gian 120 phút và 60 phút. Bài thi 120 phút theo hình thức trắc nghiệm nhằm đánh giá năng lực phổ thông nền tảng và năng lực chuyên biệt có liên quan đến ngành học đăng ký dự thi. Bài thi 2 theo hình thức tự luận nhằm đánh giá năng lực nghị luận thông qua một bài luận có chủ đề thông dụng và gần gũi với học sinh đã hoàn thành chương trình trung học. “Kết quả trúng tuyển kỳ thi này sẽ có giá trị trong 2 năm nên thí sinh có quyền bảo lưu nếu chưa chuẩn bị kỹ điều kiện để nhập học”, bà Trương Thị Cẩm Vân cho hay.

Ngc Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)