Cây chuối còn được gọi là ba tiêu, tên khoa học Musa spp., thuộc họ Chuối (Musaceae).
Chuối có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Các cuộc khảo cổ đã chứng minh rằng chuối là một trong những loại quả xưa nhất được người ta dùng làm thực phẩm. Cây chuối được nhập vào các nước châu Mỹ La-tinh và mang tên Plantano. Ngày nay, người dân Nam Mỹ vẫn gọi nó như vậy. Vào thế kỷ XVI, quả chuối lần đầu tiên được nhà văn Graciada Orta (Bồ Đào Nha) viết trong tác phẩm của ông với cái tên Banana. Người Anh cũng gọi là Banana, người Pháp thì gọi là Babanier. Đến nay, người ta ước lượng có khoảng 100-300 giống chuối trên thế giới.
Nguồn: internet.
Quả chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g chuối chín có: glucid 26.1g, protein 1,2g, lipid 0,3g, tro 0,8g, Ca 12mg, P 32mg, Fe 0,8mg, các vitamin A (beta caroten) 225 microgam, B1 0,03mg, C 14mg. Ngoài ra còn có Mg, Na, S, Zn… Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt. 100g chuối cung cấp cho cơ thể 100 calo và dễ tiêu hóa.
Quả chuối chín có tác dụng nhuận trường, chống scorbut và thúc đẩy sự lên da non của các thương tổn trong ruột, trong viêm ruột kết có loét.
Khi mới bị táo bón, chỉ cần ăn liền 3-4 quả chuối tiêu sau bữa cơm chiều, sáng hôm sau sẽ dễ đi vệ sinh. Nếu bị táo bón lâu ngày thì nên dùng quả chuối mật mốc (chuối lá) thật chín, đem nướng đến khi cháy gần hết vỏ, lấy ra bóc ăn, khi chuối còn nóng, sau 30-60 phút sẽ thông đại tiện. Trường hợp phân bị vón quá nhiều, thì sau 20 phút ăn tiếp một quả nữa rồi uống thêm một cốc nước muối pha loãng.
Chuối chín là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho mọi người, giúp ích cho hệ xương, sự sinh trưởng cân bằng hệ thần kinh, là trái cây lý tưởng cho những vận động viên.
Theo các nhà khoa học của đại học John Hopkins (Mỹ) thì chuối là loại thuốc hạ huyết áp tốt nhất cho những người nghèo. Các bệnh nhân cao huyết áp ăn mỗi ngày 2-3 quả chuối, liên tục trong một tuần có thể giảm trị số huyết áp khoảng 10%.
Bột của quả chuối xanh có tác dụng chữa loét dạ dày. Cách chế bột chuối như sau : Phơi quả chuối xanh trong mát hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, sau đó tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một muỗng canh hòa với nước ấm, uống lúc không no không đói quá.
Hắc lào mới phát: rửa sạch chỗ lở ngứa bắng nước ấm, gãi cho trợt da ra, lau khô rồi lấy quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra chấm, bôi, xát vào chỗ đau. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn, tác dụng làm ấm dạ dày, tan đàm, làm mềm u nhọt, thông kinh.
Lá chuối được dùng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da. Dùng lá chuối rửa thật sạch, nghiền nát rồi trộn với nước gừng tươi để đắp chữa nhọt độc mới phát. Lấy lá chuối nghiền nát, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc dầu mè để chữa các vết bỏng lửa, bỏng nước sôi.
Lương y Đinh Công Bảy(TNO)
Bình luận (0)