Đơn buốt thuộc loại cây thân thảo, dẹp màu xanh phân nhánh chia đôi như càng con cua nên có tên gọi là cây càng cua. Có hoa đỏ hay tím, tía ở ngọn.
Rau đơn buốt có nhiều loại nhưng loại có hình ảnh dưới đây thường được dùng trong chế biến món ăn và làm thuốc. Là loại rau giàu dinh dưỡng đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A) nên thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng. Theo đông y rau đơn buốt vị hơi chua đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ. Xin giới thiệu một số cách dùng rau đơn buốt trị bệnh trong dân gian.
– Chữa ghẻ lở: Rau đơn buốt giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành.
– Trị sốt rét, đau đầu: Nghiền lá ra để đắp.
– Trị đau bụng: Lấy dịch lá uống.
– Trị bỏng da do lửa hay bị bỏng nước sôi: Rau đơn buốt vò nát đắp lên da.
– Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành cây đơn buốt, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 – 15 phút. Xông liên tục 3 – 5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7 – 10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.
– Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, đắp lên các tổn thương.
– Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
– Chữa mụn cơm: Dùng nhựa mủ cây đơn buốt đắp lên mụn cơm.
Lưu ý: Trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
BS. Hoàng Xuân Đại / SK&ĐS
Bình luận (0)