Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, cây trường sinh, cây lạc địa sinh căn… Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non… 

Cây lá bỏng (sống đời). Ảnh: Internet
Trị chứng đi lỵ: Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.
Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 – 2 lần.
Trị chứng viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sang 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày sẽ có kết quả.
Trị chứng viêm xoang mũi: Lấy 2 lá sống đời rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi.
Trị chứng viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu: Lấy 50g lá bỏng rửa sạch, giã kỹ lấy nước uống, hoặc sắc uống. Hoặc ăn sống lá sống đời mỗi ngày 40g cũng cho kết quả tốt.
Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
Trị chứng phong ngứa không rõ nguyên nhân: Lấy lá bỏng, lá bồ hòn, lá ké, lá răm nấu nước xông và tắm. Hoặc các vị trên thêm lá ké đầu ngựa sắc uống.

BS Nguyễn Thị Thêu / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)