Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Cha đẻ” của “Táo quân HTV” đã ra đi…!

Tạp Chí Giáo Dục

Thêm mt cây đi th ca làng ngh thut TP.HCM – “cha đ” ca “Táo quân HTV”, đo din gn lin tên tui ca “Trong nhà ngoài ph” Thế Ng đã ra đi tui 82 khiến cho các đng nghip và khán gi đu ngm ngùi thương tiếc…


Đo din Thế Ng ch đo mt cnh quay

1. Theo NSND Hồng Vân thì sau một thời gian điều trị vì bị vỡ mạch máu não, đạo diễn Thế Ngữ đã hồi phục, được đưa về nhà nhưng sau đó sức khỏe không ổn định và ông đã qua đời vào tối ngày 13-8-2023.

Hơn 90% diễn viên của làng kịch nghệ, nghệ sĩ hài nổi tiếng của TP.HCM đều làm việc với ông. Hàng trăm nghệ sĩ đều yêu mến, kính trọng gọi ông bằng danh xưng đầy trìu mến “Bố Ngữ”!

Ông tên thật là Điền Thế Ngữ, sinh năm 1941 tại Nam Định, một thời gian dài ông làm việc ở Hà Nội, sau đó chuyển vào Sài Gòn – TP.HCM năm 1975. Và từ đó đến nay ông bén duyên luôn với kịch truyền hình, đặc biệt chuyên thực hiện sáng tác kịch bản và đạo diễn chương trình Táo quân của HTV.

Hỏi Thế Ngữ đã làm bao nhiêu chương trình sân khấu thì ngay bản thân ông cũng không nhớ nổi. Có người tìm đến ông để thống kê xác lập kỷ lục ông cũng xua tay, không đếm được. Hơn nữa, cũng ngại chuyện “kỷ lục” này lắm. Vào những năm 1980, những chương trình truyền hình nổi tiếng khắc vào tâm khảm người xem một thời như “Trong nhà ngoài phố”, “Chuyện đời thường”, “Táo quân”… của Ðài Truyền hình TP.HCM đã gắn liền với tên tuổi Thế Ngữ.

Ngôi nhà nằm trong con hẻm đường Võ Văn Tần, quận 3 của ông từng là ngôi nhà chung của hàng trăm nghệ sĩ mỗi độ xuân sắp về để thực hiện chương trình Táo quân cho HTV từ năm 1982 đến 2013…

2. Tết nào cũng vậy, trên Đài Truyền hình TP.HCM không thể thiếu chương trình kịch Táo quân phát sóng trong đêm giao thừa. Có thể nói, Táo quân đã trở thành “đặc sản” của HTV đồng thời là “món quà” rất có ý nghĩa dành cho khán giả màn ảnh nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Người sản sinh và thực hiện chương trình này suốt hơn 30 mùa xuân qua chính là nhà biên kịch – đạo diễn Thế Ngữ.

Lúc sinh thời, ông từng chia sẻ: “Mỗi năm Táo quân đều về tâu với Ngọc Hoàng những sự kiện tốt – xấu của trần gian nên bản thân tôi viết kịch bản phải nắm bắt các vấn đề thời sự nổi cộm xảy ra trong năm. Khi bắt tay vào dàn dựng, ngoài việc cung cấp tiếng cười rộn ràng cho khán giả chuẩn bị đón giao thừa, chương trình còn phải đảm bảo tính giáo dục, hướng tới những điều tốt đẹp trong năm mới. Nhiều nghệ sĩ tâm sự rằng, được tham gia chương trình là điều may mắn cho ngày đầu năm. Ai đóng vai Tiên nữ sẽ được đẹp suốt năm, đóng vai Thần tài thì tiền vô như nước, còn đóng vai Ngọc Hoàng thì đâu ai sướng bằng… trời! Thế nên mới có chuyện, ai được đóng vai Ngọc Hoàng đều phải đến chùa cúng kiếng đàng hoàng, vì nghệ sĩ rất tin vào chuyện… tâm linh”.


Các ngh sĩ tham gia “Táo quân HTV” ca đo din Thế Ng

Ông từng kể: “Tôi nhớ như in, 23 giờ đêm giao thừa Tết Nhâm Tuất (1982), lần đầu tiên tôi viết và dàn dựng tiểu phẩm hài về Táo quân mang tên “Ông Táo và bà Mánh” trên HTV do hai nghệ sĩ hài Bảo Quốc và Mỹ Chi thủ diễn. Tiểu phẩm hài này chỉ có thời lượng khoảng 30 phút, nhưng đã trở thành “sự kiện đáng nhớ” trong sinh hoạt văn nghệ cuối năm đó. Hầu hết khán giả màn ảnh nhỏ đều thích thú với “món ăn lạ” này. Những năm sau đó, tôi tiếp tục với tiểu phẩm hài “Táo quân chầu trời”, “Táo trẻ”, “Táo và Thiên Lôi”… Đến năm 1986, tôi cho ra đời vở Ngọc Hoàng du lịch có thời lượng khoảng 90 phút. Từ đó về sau, các kịch bản về Táo đều được viết và dàn dựng theo dạng kịch, có thời lượng trên 90 phút. Nhân vật Táo quân cũng được nhân rộng, “phụ trách” ở nhiều lĩnh vực xã hội như: Táo du lịch, Táo khách sạn, Táo giao thông, Táo công an, Táo hải quan, Táo điện, Táo than, Táo miệt vườn, Táo đặc sản, Táo làng nướng… Nội dung của các vở cũng phong phú hơn, phản ánh, phê phán, đả kích sâu cay và đa dạng hơn, “đụng” đến nhiều vấn đề xã hội hơn. Những năm sau đó, một số đài truyền hình đã bắt tay thực hiện những vở kịch về Táo để phát sóng trong đêm giao thừa như Đài Truyền hình Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, VTV… Thú thật tôi không buồn, có nhiều Táo quân thì sự đa dạng của nó sẽ tăng lên, các diễn viên cũng có nhiều đất để dụng võ hơn…”.

Khi ông nghỉ hưu, HTV đã thực hiện chương trình “Những cánh chim không mỏi” vinh danh ông, ngày đó ông xúc động nói: “Tôi nhờ tình yêu thương của công chúng, bạn xem đài mà gồng mình làm hơn 30 chương trình Táo. Khán giả nhớ về nhân vật Táo thì nhắc đến tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn của đời nghệ sĩ”.

Khi ông ngh hưu, HTV đã thc hin chương trình “Nhng cánh chim không mi” vinh danh ông, ngày đó ông xúc đng nói: “Tôi nh tình yêu thương ca công chúng, bn xem đài mà gng mình làm hơn 30 chương trình Táo. Khán gi nh v nhân vt Táo thì nhc đến tôi, đó là nim hnh phúc ln ca đi ngh sĩ”.

3.Quán “Vợ thằng Đậu” một thời với cặp bài trùng Lê Vũ Cầu – Thế Ngữ từng một thời gây “sóng gió” cho những thực khách sành ăn với món gà vườn nướng ngon không thể tả… Giờ đây, ông đã tìm về hội tụ với bạn tri âm Lê Vũ Cầu ở miền xa xôi ấy…

NSND Hồng Vân khẳng định: “Anh Thế Ngữ là người tạo ra tôi. Đối với khán giả, anh Thế Ngữ là đạo diễn của những chương trình truyền hình ăn khách nổi tiếng một thời như “Trong nhà ngoài phố”, “Táo quân”, “Chuyện thường ngày”… Còn với tôi, phải nói anh Thế Ngữ là một trong những người đã tạo ra tên tuổi Hồng Vân của ngày hôm nay, nhất là vở “Bà mất gà, ông mất nết” mà tôi được nhiều khán giả biết đến…”.

NSƯT Trịnh Kim Chi xúc động cho biết: “Giới nghệ sĩ chúng tôi ai may mắn được tham gia chương trình Táo với sự dàn dựng của đạo diễn Thế Ngữ đều cảm thấy vui vì được xông đất nhà hàng triệu khán giả xem đài và sự xuất hiện đầu năm cũng đồng nghĩa với nhận được lộc mới từ khán giả truyền hình. Nên nhiều thế hệ diễn viên kịch đều nhớ ơn đạo diễn Thế Ngữ”.

Còn với NSƯT Bảo Quốc thì: “Anh Thế Ngữ là đạo diễn, tác giả như phù thủy vậy. Những kịch bản của anh chưa đưa lên sàn tập đã thấy cười rồi! Tính cách của anh trong công việc thì thẳng thắn, không vị nể. Còn trong cuộc sống anh chứa chan tình cảm, thoải mái, không lấy sự giàu có nhà cao cửa rộng mà có khoảng cách với mọi người. Hiện tại giờ đây, tin Thế Ngữ ra đi không chỉ bản thân tôi đau lòng mà hàng trăm nghệ sĩ hài kịch khác cũng đang rất ngậm ngùi… Anh cứ yên nghỉ, đồng nghiệp và khán giả mãi nhớ đến anh…”.

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)