Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cha mẹ giúp con phát huy đúng đam mê và sở trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cha m phát huy s trưng, khơi ngun cho nhng đam mê ca con chính là chìa khóa quan trng to ra vic hc tht, thi tht, chng bnh thành tích, cũng là con đưng đ các con đt đưc nhng thành công sau này.


Giúp con phát huy đúng đam mê và s trưng là trách nhim vô cùng quan trng ca các bc cha m. Ảnh: I.T

Khi không đưc phát huy đúng s trưng, đam mê

Không ít học sinh cảm thấy sau những cố gắng, nỗ lực ý chí của bản thân mà vẫn không đạt được kết quả cao rồi dẫn đến mất hứng thú học tập, chán nản, vi phạm kỷ luật do thiếu trung thực trong học tập, thi cử. Một học sinh rất có năng khiếu chơi thể thao như bóng đá, cầu lông nhưng cha mẹ lại bắt em phải học và thi tốt các môn như toán, vật lý, hóa học… Mặc dù các em đã cố gắng để cha mẹ hài lòng. Song, kết quả năm nào thì các môn tự nhiên chỉ đạt mức trung bình khá. Học mãi không tiến bộ khiến các em chán nản, mất niềm tin vào cha mẹ, thầy cô lẫn bản thân mình. Rồi có trường hợp học sinh có sở trường về thuyết trình, diễn đạt ngôn ngữ, em rất hoạt ngôn và muốn sau này được công tác trong ngành du lịch hay dẫn chương trình. Tuy nhiên, cha mẹ luôn phản ứng gay gắt cho rằng học nghề này làm sao xin được việc nên bắt con phải học khối A để thi vào đại học kinh tế, thương mại. Một vòng luẩn quẩn lại diễn ra, vì không đúng sở trường nên khi học em cũng chỉ mức “bình bình”, thi trầy trật ba năm sau mới đỗ đại học. Như vậy, để hướng thế hệ trẻ đến việc học thật, thi thật, chống bệnh thành tích, cha mẹ, thầy cô cần quan tâm đến sở trường của con trẻ. Đây là điều rất quan trọng – người lớn không thể sống thay cuộc sống của trẻ, nên để chúng được chọn lựa. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vì quá kỳ vọng, vì áp đặt, bắt ép con phải học theo ý định của người lớn dẫn đến các em chấp nhận học nửa vời, học chống đối, học cho có, học cho xong… thậm chí là gian dối, thiếu trung thực trong thi và kiểm tra. Lâu dần biến đứa trẻ đó thành người không thành thật ngay với chính bản thân mình và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Thực tế có không ít học sinh nhận thức chỉ ở mức độ trung bình nhưng em lại là người được mọi người yêu quý, bất kỳ nơi đâu ở trường thì thầy cô, bạn bè yêu quý, ngoài xã hội bao giờ cũng được mọi người coi trọng, nể phục. Đó chính là sở trường về thái độ sống. Có em dù kiến thức, thái độ không vượt trội nhưng tay nghề của em thì rất tốt, biết làm nhiều thứ mà các bạn khác không làm được, có nghĩa là em có kỹ năng tốt. Sở trường của các em thường được hiểu trên ba khía cạnh là sở trường về kiến thức, sở trường về thái độ và sở trường về kỹ năng. Phát huy được một trong những khía cạnh đó thì luôn mang lại ý nghĩa to lớn trong việc học tập cũng như mang lại những thành công sau này.

Những nghiên cứu của khoa học tâm lý học chỉ ra rằng, để thực hiện được ước mơ hoài bão, để gặt hái được những thành công vang dội thì điều quan trọng là phát huy được sở trường của bản thân. Sở trường cũng chính là những thế mạnh, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người.

Gia đình, nhà trưng cn phi hp cht ch đ các em có th đưc hot đng, đưc khám phá trong lĩnh vc mà các em có s trưng. Khi tham gia hot đng càng nhiu, càng chuyên môn hóa thì năng lc các em mi đt đưc ti đa.

Bên cạnh đó, cùng trẻ quan tâm đến sự đam mê học tập khám phá cái hay, cái hấp dẫn từ trong kiến thức cũng rất quan trọng để đạt đến thành công của sự học. Đam mê học tập là thái độ cảm xúc tích cực, là sự hấp dẫn của các em khi tiến hành hoạt động học, là khát khao có được điều gì đó hay làm được gì đó trong học tập. Đam mê là cảm xúc mong muốn. Trong học tập, khi đam mê biểu hiện bản thân các em luôn cố gắng học tập, chủ động tìm tòi khám phá… khi mà đạt được kết quả thì các em càng đam mê, thích thú và càng đạt được kết quả tốt. Khi kết quả tốt thì đam mê lại được kích thích, các em càng say sưa hơn, quyết tâm thực hiện hiệu quả hơn. Đam mê là không chỉ gắn liền với yếu tố cảm xúc mà nó còn gắn liền với ý chí, với sự quyết tâm của con người, họ bất chấp khó khăn để theo đuổi đến cùng để thỏa mãn đam mê của họ. Khi học sinh có một đam mê nào đó, các em có thể quên ăn, quên ngủ mà hàng ngày, hàng giờ làm việc với chúng để phát triển khả năng của mình. Ví dụ trong nghiên cứu khoa học, khi học sinh có niềm đam mê thì hầu như các em rất say sưa dành hết thời gian với công việc này, không kể ngày hay đêm. Tuy nhiên, so với sở trường thì đam mê cũng có sự khác biệt nhất định. Nếu sở trường có thể thay đổi theo thời gian hay những tác nhân bên ngoài thì đam mê lại không dễ dàng bị thay đổi bởi những điều đó. Một học sinh có sở trường về bóng đá nhưng các em không được bồi dưỡng, tập luyện thì cũng không đạt được thành tích cao. Nhưng khi các em có niềm đam mê với bóng đá khi được đầu tư và đạt được những thành tích tốt thì các em càng chăm chỉ luyện tập và có thể trở thành một ngôi sao bóng đá hàng đầu Việt Nam. Trên thực tế, hầu hết phụ huynh ít quan tâm đến khía cạnh này, họ bỏ qua một “cửa sổ cơ hội vàng” để các em phát triển và đạt thành tích cao trong học tập cũng như trong mọi hoạt động để đi đến thành công.

Phát hin đúng s trưng và khơi dy đưc đam mê hc tp

Cha mẹ phát huy sở trường, khơi nguồn cho những đam mê của con chính là chìa khóa quan trọng tạo ra việc học thật, thi thật, chống bệnh thành tích, cũng là con đường để các con đạt được những thành công sau này.

Xác định sớm và đúng sở trường của học sinh là rất cần thiết, từ đó mới có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể phát huy trong học tập và tránh được kiểu học chống đối, học qua loa. Cha mẹ cùng thầy cô và các nhà chuyên môn cần căn cứ vào điều kiện thể trạng, cũng như những phẩm chất tâm lý phù hợp để hướng các em phát huy được sở trường và trở thành niềm đam mê của các em trong học tập. Gia đình, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để các em có thể được hoạt động, được khám phá trong lĩnh vực mà các em có sở trường. Khi tham gia hoạt động càng nhiều, càng chuyên môn hóa thì năng lực các em mới đạt được tối đa. Không chỉ vậy người lớn cần tích cực tạo điều kiện để các em tự đào tạo, tự bồi dưỡng theo đúng sở trường và đam mê, khi mà định vị đúng bản thân, khi mà tính tích cực được phát huy tốt thì nó trở thành động lực để các em phấn đấu nỗ lực hết mình trong học tập. Học thật, thi thật, chống bệnh thành tích phải đi từ gốc rễ, trong đó phát huy sở trường và đam mê của học sinh là rất cần thiết.

TS. Nguyn Văn Công – ThS. Trnh Ngc Hu
(Giảng viên tâm lý học)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)