Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cha mẹ khổ với chứng thiếu kiềm chế của trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Các bc ph huynh cn quan tâm và ng phó kp thi vi chng thiếu kim chế ca tr trong nhng tình hung c th, giúp con nhanh chóng hòa nhp vào cuc sng.

Chứng thiếu kiềm chế của trẻ thường thể hiện qua thái độ (nóng nảy, giận dỗi vô cớ), trẻ hiếu động do hiếu kỳ, tò mò, nói liên tục, dễ bị ức chế và phản ứng một cách thái quá… Trẻ kiềm chế kém sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nhất là học tập, thường cố ý chống đối, làm trái lời cha mẹ, thầy cô, bốc đồng dễ nảy sinh tâm lý gây gổ, kích động. Nếu gia đình không có cách kiểm soát và ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện nhân cách của trẻ.

Các bậc cha mẹ có con mắc chứng thiếu kiềm chế trong phản ứng cần thấu hiểu cho trẻ: Thực chất là do trẻ thiếu môi trường hoạt động thoải mái và còn thiếu cơ hội để vận động thì sẽ tìm mọi cách được chạy nhảy nhằm giải tỏa những năng lượng còn dư thừa. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi mà vận động đủ thì sẽ giữ trật tự khi được yêu cầu, nhắc nhở.

Những điều các bậc phụ huynh cần lưu ý khi có con mắc chứng thiếu kiềm chế.

Trang b k năng chú ý cho tr

Có những kỹ năng cơ bản để trẻ tập trung chú ý hơn. Đó là, kỹ năng phân phối chú ý, kỹ năng chuyển hướng và kỹ năng duy trì sự bền bỉ của chú ý… Khi trẻ đang chăm chú làm việc, hãy để trẻ chuyên tâm vào công việc của mình. Cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ là không được gián đoạn, cắt ngang hứng thú của trẻ, đừng bắt trẻ chuyển sang làm việc khác theo ý mình khi mà trẻ đang chăm chú với công việc đang làm. Khi trẻ đang say sưa chơi trò chơi hay tìm hiểu về một vấn đề nào đó, không nên làm phân tán sự chú ý của trẻ bằng cách đặt trước mặt trẻ những đồ ăn, thức uống khác. Hãy cho trẻ một phần thưởng nhỏ sau khi trẻ hoàn thành một phần nội dung học tập nhỏ.

Nâng cao ý thc t giác cho tr

Mỗi khi làm việc gì mà do người khác bắt buộc, áp đặt chúng ta thường cảm thấy rất bực bội, khó chịu và không thể kiên nhẫn để hoàn thành tốt. Tâm lý ức chế đó kéo dài sẽ khiến trẻ hình thành cảm xúc tiêu cực, chán nản chỉ muốn buông xuôi tất cả. Do đó, đối với trẻ, chỉ có khi nào chúng thực hiện công việc một cách tự giác thì mới có thể quyết tâm đến cùng để đạt được mục đích của mình. Vì thế, xen kẽ trong suốt quá trình giáo dục, cha mẹ cần giúp cho con hình thành tính tự giác một cách tích cực. Chúng phải ý thức được trách nhiệm trong gia đình là phải học tập thật tốt, giúp đỡ cha mẹ những công việc hợp với khả năng của mình.

Rèn con k năng kim soát bn thân

Thói quen kiểm soát nhận thức, cảm xúc và hành vi của bản thân để tự kiềm chế không phải dễ dàng mà có thể hình thành được. Để sửa cho con khỏi chứng thiếu kiềm chế này cần có một quá trình, cần sự kiên trì, chịu khó trong quá trình đồng hành của cả trẻ và cha mẹ. Rèn kỹ năng kiểm soát cho trẻ càng sớm càng tốt bằng cách: Xác định mục tiêu cụ thể của trẻ cần đạt tới. Trẻ kiểm soát được hành vi sẽ chủ động được các hành vi của mình. Có khá nhiều trẻ ở độ tuổi teen cơ bản nhận biết được việc học tập là quan trọng, nhưng những hoạt động rất hấp dẫn như đi chơi, chơi điện tử, ăn quà vặt… lại khiến trẻ không thể “hãm” nổi hành vi của mình. Để giúp trẻ có khả năng kiểm soát tốt bản thân, cha mẹ phải cụ thể hóa một số mục tiêu lâu dài: cùng trẻ đặt ra kế hoạch cho mỗi giờ tự học của trẻ, đặt mục tiêu phấn đấu trong ngày, trong tuần.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)