Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cha mẹ làm thầy, cô giáo cho con

Tạp Chí Giáo Dục

nh minh ha

Các bé nghỉ học, thời gian trống nhiều, chơi game –  ôm điện thoại cầm tay cả ngày, điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, bối rối không biết làm sao, cho con đến trường thì sợ sự lây lan của dịch bệnh, nhưng con ở nhà thì ham chơi, dễ bị cuốn theo những trò chơi không lành mạnh.

Làm cha mẹ thêm phần lo lắng, vì sự tác hại của việc dùng thiết bị điện tử trong một thời gian liên tục không hề nhỏ đối với các bé. Chính những điều đó, mà trong thời gian nghỉ dịch bệnh này, các bé không được đến trường thì cha mẹ hãy thực hiện vai trò là thầy cô giáo, dạy con làm việc nhà, vừa dạy – vừa chơi – vừa làm với con. Làm việc nhà là một trong những kỹ năng sống giúp trẻ biết tự chăm sóc mình và nghĩ đến người khác – cụ thể là giúp đỡ cha mẹ qua việc giữ vệ sinh nơi mình sinh sống.

Trước đây, cả nhà đều phải canh chừng để chạy theo chiếc đồng hồ cho đúng giờ đi học chính – đi học thêm – giờ ăn – giờ làm bài tập nhà – giờ ngủ… nên việc cho bé tham gia làm việc nhà đôi khi khá là khó khăn, bởi trẻ thường làm chậm hơn người lớn. Nay quỹ thời gian đã rộng rãi hơn nên mọi chuyện dễ dàng hơn. Cho nên trong thời điểm này, tận dụng thời gian con ở nhà, cha mẹ hãy dạy con những kỹ năng cần thiết, mà rất hữu dụng như quét nhà, rửa chén, chăm sóc em, đọc sách, tưới cây, dọn bàn ăn, nhặt rau, lau kệ tủ, cùng rất nhiều việc mà rất cần cha mẹ cho các con trải nghiệm tham gia làm việc, kiến thức đó, kinh nghiệm sống thiết thực này rất bổ ích khi các em lớn lên, bước vào môi trường học tập lớn hơn, cần lắm sự tự lập với những công việc nhà, việc tự phục vụ, bảo vệ bản thân mình.

Đôi khi cha mẹ thấy con học bù liên tục, với chương trình học chính thức ở trường, học thêm, học ngoại khóa nên xót con, thương con, vậy là rửa chén – nấu ăn – quét nhà cha mẹ làm hết, không cho con có cơ hội tham gia làm việc nhà, chia sẻ những khó khăn của cha mẹ. Vô tình, chúng ta tước đi cơ hội cho các con được lớn, được trưởng thành với những kỹ năng sống cần thiết. Đó là hệ quả của những sinh viên ra trường, với những bằng cấp ngon lành, nhưng không hề biết tự nấu ăn, tự dọn dẹp phòng, hay có được những hiểu biết về thực phẩm cần thiết cho gia đình, hoặc sắp xếp quần áo cho chính bản thân mình. Sự giáo dục như thế này, quả là thiếu sót để hình thành một con người có tài đức, kỹ năng cần thiết đề tồn tại và phát triển trong xã hội. Việc dạy con của cha mẹ thực sự rất quan trọng, nhất là những ngày con ở nhà, những ngày nghỉ cuối tuần, cũng như những kỳ nghỉ do dịch bệnh, thời tiết, cha mẹ hãy là thầy cô giáo của con, tận dụng thời gian quý giá để trò chuyện, làm bạn cùng con, vừa làm việc nhà, vừa tận tình chỉ bảo cho con cách nấu ăn ngon, cách chọn con cá ngon, nấu một nồi canh, hay cùng thảo luận về một bộ phim hay mang tính nhân văn, giáo dục, hay một cuốn sách có nội dung truyền tải giá trị sống tốt đẹp.

nh minh ha

Tôi  nhớ đến Bill Gates, trong một lần ông chia sẻ rằng, sau giờ làm việc, Bill Gates không ngại đưa đón con đi học, rửa chén, hút bụi – giúp vợ làm việc nhà. Và ông khẳng định – đó là quãng thời gian giúp ông giải stress, cân bằng cảm xúc và gắn bó với gia đình hơn. Đây chính là một trong những kinh nghiệm sống mà chúng ta cần cho trẻ em học tập, dù tài năng, xuất chúng như thế nào, thì cũng rất cần thành thạo những công việc của gia đình, cùng những kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Trẻ con nào cũng quấn quýt với cha mẹ, cũng muốn cùng chơi với cha mẹ, làm bạn với cha mẹ để được trò chuyện, tâm sự, hỏi han, học hỏi kinh nghiệm từ cha mẹ. Nhưng, trong cuộc sống hiện đại – khi không có dịch bệnh, cha mẹ tất bật với công việc, con cái cũng với lịch trình học tập dày đặc, thì với thời gian này, con cái được nghỉ trong tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan trên toàn thế giới, việc nghỉ học được các cấp các ngành bàn bạc, thảo luận để đưa ra quyết định cho các con ở nhà, nhằm bảo vệ sức khỏe cho các con, cũng là nguyện vọng của các bậc cha mẹ.

Vậy nên, để bảo vệ các con một cách hoàn toàn chủ động, tất cả những người làm cha mẹ, chúng ta hãy thể hiện vai trò của nền tảng giáo dục của gia đình, để giúp trẻ em của đất nước chúng ta hình thành những kỹ năng sống thiết thực, gần gũi, để mai này các em bước vào đời sẽ không bỡ ngỡ, sẽ không gặp khó khăn khi sống trong môi trường hoàn toàn tự lập.

H Xuân Đà

Bình luận (0)