Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cha mẹ phải làm gương cho con!

Tạp Chí Giáo Dục

Thi nào cũng vy, điu căn bn trong giáo dc tr em là dy ch đi đôi vi dy ngưi. Tuy nhiên, dy tr biết ng x theo l giáo, nhân nghĩa đang là vn đ mà không ít bc ph huynh băn khoăn. Không ít tr nm rt tt phn lý thuyết “đi thưa, v trình”, nhưng thc hành li hết sc lúng túng?! Phi chăng bài hc v l nghĩa, phép tc là không d đ tr hành x như thói quen hàng ngày?


Dy tr biết yêu thương, kính trng ông bà thì bn thân các bc cha m phi làm gương trưc. Ảnh: IT

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng trẻ em thời nay lạ thật, ra đường miệng mồm để ở nhà cả hay sao mà không bao giờ tự giác chào hỏi bất cứ ai, cứ như đi giữa chốn không người. Tuy nhiên, hãy đặt vào vị thế của trẻ, lắng nghe tâm tư, băn khoăn của chúng trước khi lên tiếng phàn nàn, chê trách. Cháu Thanh Thư  (14 tuổi, Q.1, TP.HCM) ấm ức thắc mắc: “Tại sao người lớn gặp trẻ nhỏ thường có ý đợi trẻ chào trước chứ không chủ động chào trẻ? Thực ra ai chào trước cũng được chứ sao cứ phải là trẻ em chào trước. Cha mẹ cháu không bao giờ cho con cơ hội tự giác chào, cháu chưa kịp chào khách đã được “nhắc khéo”, ý kiến này nọ khiến cháu có cảm giác rất khó chịu, khiên cưỡng vì bị áp đặt. Dần dần cháu không muốn chào ai luôn để “trêu tức” cha mẹ”. Thực tế, cháu Thanh Thư thắc mắc như vậy là không sai. Chính người lớn chúng ta cần làm gương chào trẻ trước, thay vì chỉ bắt trẻ chào mình.

Để trẻ hiểu được việc ứng xử lễ phép với mọi người là một điều đương nhiên trong cuộc sống. Trước tiên, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh và kiên trì nhận ra rằng trẻ con suy nghĩ còn giản đơn để hiểu được vì sao phải tuân theo lễ giáo, phép tắc cư xử đúng mực và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Với trẻ em, chúng xem việc được người khác quan tâm, giúp đỡ là hiển nhiên, không phải bận tâm, nên chúng đã không nói lời cảm ơn. Vì thế, cha mẹ đừng vội la mắng trẻ mà cần phải nhẹ nhàng dạy dỗ, uốn nắn từ từ. Khi được 4-5 tuổi, trẻ đã biết hơn nhiều. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để dạy những điều lễ nghĩa đơn giản cho trẻ như cách chào hỏi, dạ thưa… Phụ huynh cũng cần phải loại trừ ngay suy nghĩ là con trẻ không biết gì để từ từ rồi dạy. Tâm lý lứa tuổi này là bé bắt chước thái độ và hành vi của người lớn rất nhanh. Trẻ thường học hỏi từ những thói quen của cha mẹ. Vì thế, cách nói năng, cư xử của phụ huynh chính là bài học đầu đời của trẻ. Cha mẹ phải cố gắng uốn nắn giúp trẻ hình thành từ bên trong nhu cầu muốn sống và làm theo các chuẩn mực của xã hội thông qua những hành động cụ thể. Sự thật cũng cho thấy dạy trẻ bằng những việc làm cụ thể có hiệu quả gấp nhiều lần so với việc cứ lặp đi lặp lại câu nói suông “Con chào mọi người đi!”.

Cha mẹ hãy ứng xử với con giống như cách muốn người khác ứng xử với mình. Khi dạy trẻ hành vi lễ phép với mọi người, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, tận tâm và gương mẫu cùng thực hiện với con. Trẻ thường “ưa nhẹ” luôn mong muốn được người lớn đối xử dịu dàng – bài học này đúng với việc giáo dục lễ nghĩa cho trẻ. Cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện của trẻ khi gặp khách xem chúng không chào vì nguyên nhân gì. Nên thay vì cứ nói ra rả như những câu lệnh: “Con phải…” sẽ vào tai này và ra… tai kia của trẻ mà thôi, cha mẹ cần thủ thỉ với con như một người bạn. Tâm tình với con trước khi ngủ những bài lễ nghĩa cũng là cách “dễ thấm” đấy. Hãy để ý những hành vi lễ phép của trẻ và động viên kịp thời khi trẻ hành động đúng. Nếu vô tình bạn bắt gặp bé con của mình chân thành xin lỗi một em bé vì mình vừa va quệt. Bạn đừng tỏ thái độ quá ngạc nhiên khiến con e dè, ngại ngần khi bày tỏ. Nhân tình huống đó, cha mẹ khích lệ con phát huy và khen con đã làm gương tốt cho em bé kia. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên trao đổi với con cách giải quyết một số tình huống. Khuyến khích con đề xuất cách bày tỏ lời xin lỗi, nói lời cảm ơn hay đưa ra lời chào hỏi làm cho tình huống sinh động. Cha mẹ nên lồng ghép giáo dục ý nghĩa của việc hành động theo lễ nghĩa. Chẳng hạn như giúp người khác việc gì đó, chẳng phải mong họ nói lời cám ơn, nhưng mỗi khi nghe được lời cám ơn từ người khác trong lòng sẽ rất vui và càng muốn mình phải tốt hơn. Cha mẹ dạy cho trẻ hiểu lời cám ơn không chỉ thể hiện sự biết ơn của mình mà nó có tác dụng động viên khuyến khích người ta tốt hơn. Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần một lời cảm ơn chân thành sẽ xua đi hết mệt mỏi, lo lắng trong lòng người thực hiện. Cha mẹ lưu ý, đừng dạy nhân nghĩa, lễ giáo cho con bằng quát mắng và đòn roi. Biện pháp này luôn gây hiệu ứng rất phản cảm. Trẻ không những không làm theo mà còn làm trái ý cha mẹ để chống đối. Vì vậy, để những bài học về lễ nghĩa không còn khô khan cha mẹ phải biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của trẻ trước khi giáo huấn.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

Bình luận (0)