Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chấm dứt những bài học văn vô vị

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đây, khi còn là mt giáo viên dy văn, tôi đã có dp d mt s gi dy văn bc THCS và THPT, mà sau đó hc sinh không đưc hc thêm mt chút gì ngoài nhng kiến thc “chết” và t rng. Nhng gi dy văn kiu đó qu đã tr thành mt gánh nng khng khiếp đi vi hc sinh. Không ng, hin nay thc trng đó đã thành ph biến trong vic dy và hc văn.


Mt tiết dy hc môn văn ti Trưng THPT Bùi Th Xuân,TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Giảng dạy văn học, theo tôi, thực chất là công việc tích lũy tâm hồn và trí tuệ cho học sinh qua những quá trình vận chuyển phức tạp, tinh tế của đời sống được biểu hiện trong văn học, thông qua đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. Người thầy dạy văn lắng sâu vào quá trình nhận thức và mỹ cảm để có thể dẫn dắt chúng một cách nghệ thuật nhất trong tâm hồn háo hức của học sinh. Và để làm được điều đó, trong các vốn liếng cần thiết, vốn liếng tâm hồn và tư tưởng của người thầy dạy văn là quan trọng hơn cả.

Nếu như việc sáng tác văn học nghệ thuật đi theo quy luật vĩnh cửu là “đốt cháy trí tuệ thành trái tim” thì việc giảng dạy và học tập văn học trong nhà trường cũng không thể đi ngược quy luật đó! Ở đây, người thầy dạy văn đích thực đã vô tình lặp lại quá trình tâm lý của người nghệ sĩ ngôn từ khi sáng tạo tác phẩm: Từ vốn sống được nung nấu bằng tình yêu cháy bỏng, trải qua lao động nghệ thuật gian khổ, tác phẩm được hình thành trước hết như là kết quả của một sự thôi thúc nội tâm, đó là lý do tồn tại, lẽ sống còn của người nghệ sĩ.

Tôi chưa thể định nghĩa được thế nào là một giờ giảng văn tốt, nhưng nếu trong giờ giảng bài “Thúy Kiều bán mình”, các em học sinh, nhất là những em gái không thấy xúc động sâu sắc đến ứa nước mắt xót thương và căm giận trước cảnh một người con gái trong trắng, thơ ngây, dịu dàng bị đẩy ra trước một thằng đàn ông xa lạ thô bỉ, một mụ đàn bà tráo trở trơ trẽn, để chúng xem xét như một món hàng, thì dù có phân tích kỹ lưỡng dài dòng đến đâu cũng chỉ có thể coi là một giờ giảng thất bại! Dạy ca dao mà không làm cho học sinh sống chan hòa trong những cảm xúc tế nhị, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu con người thấm vào cây cỏ, trong cái khung cảnh bến đò, cây đa, lũy tre làng…; không làm cho các em cảm nhận được phần nào cái cuộc sống đã làm bật lên những tiếng hát than thân, tiếng hát tình nghĩa của người lao động Việt Nam thời xưa, làm sao có thể nói được rằng những bài giảng văn đó thành công?

Gi ging văn nhiu năm qua đã biến thành mt thc th nng n vi hc sinh, nht là khi b thy cô gi lên nhc li nhng t ng to tát do chính các thy cô “sáng tác” ra nhm minh ha cho bài thơ, bài văn!

Thiếu một độ rung cảm cần thiết của tâm hồn, những lời diễn giảng thông minh, lưu loát, bay bướm của người thầy dạy văn sẽ trật khỏi bản chất hình tượng tác phẩm, chúng sẽ trở nên duy lý trần trụi hoặc bóng bẩy vô duyên! Khả năng rung động thẩm mỹ nhạy bén, sâu sắc giúp cho người dạy văn thoát khỏi sự lặp lại một cách nhàm chán, tẻ nhạt, những điều đã có sẵn nằm ở vỏ ngôn ngữ tác phẩm, và làm cho sự phân tích các tín hiệu nghệ thuật của tác phẩm không biến thành một sự liệt kê khô khan, hình thức, mà xâu chuỗi chúng trong một thể thống nhất có mối liên hệ vững chắc bên trong để dẫn học sinh thâm nhập một cách trung thực vào các giá trị thẩm mỹ thật sự. Bản lĩnh tâm hồn của người thầy dạy văn có thể giúp học sinh tránh được những thị hiếu lệch lạc, tầm thường đang có nguy cơ thao túng tâm lý xã hội, và đồng thời điều này đặc biệt quan trọng – giúp nảy nở những nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, làm dấy lên những “cơn lốc tuyệt vời” trong tâm hồn học sinh. Chính sức mạnh tâm hồn người thầy dạy văn sẽ phá vỡ sự ngăn cách đáng lo ngại giữa học sinh và nhà văn – nhà giáo, và duy trì mối liên hệ sâu sắc giữa đối tượng giáo dục và tác phẩm. Chính trong mối liên hệ này, dưới sự dẫn dắt khéo léo và giàu cảm xúc của người thầy, những thao tác tư duy của học sinh sẽ được hình thành, phát triển. Bản lĩnh tâm hồn giúp người thầy dạy văn rút bớt lời giảng dông dài và để dành khoảng thời gian căng thẳng cho tư duy học sinh làm việc; như thế các em có thể chạm tới được sợi dây thần kinh của tác phẩm. Không cần buộc học sinh phải trả lời nhiều câu hỏi như hiện nay các thầy cô đang làm hầu như chỉ là hình thức, mà chính là người thầy cần biết đặt ra những vấn đề có sức gợi mở tinh tế. Ví dụ, khi giảng bài thơ “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu, tới hai câu thực: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/Mất ổ bầy chim dáo dát bay”, có người giảng trước khi khai thác từ ngữ cụ thể, cách đảo ngữ, đã đặt câu hỏi đầy sức gợi mở như sau: Hai câu thơ này miêu tả âm thanh hay hình ảnh? Có điều gì đặc biệt ở đây? Và các em đã nhận thấy, trong trạng thái cảm xúc căng thẳng: Đó là những hình ảnh của âm thanh, của tấm lòng và trí tưởng tượng của nhà thơ. Nhưng đó cũng là những hình ảnh cụ thể, có thực trong cuộc sống. Điều đặc biệt là: Những hình ảnh chân thực và đau xót này lại do một nhà thơ mù miêu tả. Những âm thanh buồn thảm đã vang vọng trong tâm hồn ông; chính con người mang trong lòng bao nỗi đau thời đại và nhân thế cũng là con người biết lắng nghe cả những tiếng động nhỏ bé trong cuộc đời bằng tất cả trái tim thương cảm, giữa những tiếng động “vỡ đất, xé trời” của cuộc xâm lược tàn bạo.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cộm cán chưa ngã ngũ về việc tuyển chọn thơ văn trong sách giáo khoa, song sự thật là: Có biết bao năng lượng quý tiềm tàng trong những tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy. Thế mà phần nhiều chúng vẫn ở trong tình trạng chỉ được đào xới ở lớp vỏ ngôn ngữ, hoặc bị suy diễn, bị khái quát lên thành những vấn đề chính trị – xã hội thuần túy, trong khi người thầy dạy văn lẽ ra phải là “người nghệ sĩ thứ hai” của tác phẩm! Giờ giảng văn nhiều năm qua đã biến thành một thực thể nặng nề với học sinh, nhất là khi bị thầy cô gọi lên nhắc lại những từ ngữ to tát do chính các thầy cô “sáng tác” ra nhằm minh họa cho bài thơ, bài văn! Một vấn đề “xưa như trái đất” đó là việc đào tạo ra người thầy dạy văn, và liền đó là sự tu dưỡng nghề nghiệp của bản thân người thầy dạy văn. Thời học khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi biết rõ có không ít bạn đồng môn chỉ biết đến những tác phẩm văn học kinh điển qua lời kể của giáo sư hay được tóm tắt trong giáo trình. Đấy là chưa kể tới biết bao sách vở khác ngoài văn học thuộc các lĩnh vực mỹ học, lịch sử, triết học, văn hóa học… Giờ đây, xem ra tình trạng còn tệ hại hơn rất nhiều. Học sinh chán, “sợ” môn văn đến cùng cực, không thèm ngó ngàng đến khối ngành khoa học xã hội – nhân văn sau khi đã “sáng tác” ra những tác phẩm kỳ lạ trong các kỳ thi tốt nghiệp môn văn! Điều này trước hết phải cật vấn người thầy dạy văn, sau đó là hệ thống dạy văn ở “máy cái đào tạo” – các trường sư phạm, và cuối cùng là hệ thống quản lý giáo dục với những triết lý giáo dục rối mù chỉ minh chứng rõ ràng cho sự lạc hậu tới tận đáy!

Nguyn Anh Tun

Bình luận (0)